18:09 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Các ngành khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Agribank, mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết kinh tế tư nhân

Thứ ba - 14/05/2019 21:42
Chính phủ coi phát triển kinh tế tư nhân là một trong những trọng tâm đột phá và tăng cường sự đồng hành của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển.
1.JPG
Tổng Giám đốc Agribank Tiết Văn Thành đón tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thăm gian hàng của Agribank tại Triển lãm thành tựu Kinh tế tư nhân.

Đồng hành cùng Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, Agribank mong muốn tham gia cung ứng nguồn vốn tín dụng cho khu vực tư nhân cũng như nền kinh tế đất nước.

Nỗ lực thúc đẩy chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Khu vực tư nhân hiện nay tạo ra 90% việc làm mới cho người lao động và đóng góp khoảng 50% GDP cả nước. Khu vực này đang dần lớn mạnh và khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của mình đối với nền kinh tế đất nước, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới, giải quyết vấn đề tạo việc làm, phát huy có hiệu quả nguồn lực xã hội vào phát triển…

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với khu vực kinh tế tư nhân như: cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 100 đến 200 triệu đồng đối với cá nhân và hộ gia đình đến 500 triệu đồng; tối đa từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã....

Với dư nợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dư nợ, chiếm 50% thị phần tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này, Agribank với 31 năm phát triển luôn khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tín dụng “tam nông”.

Đặc biệt, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Hội nghị TW 5 khoá XII và Nghị quyết 98 ngày 3/10/2017 của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân, Agribank đã có nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là tăng cường sự gắn kết trong chuỗi liên kết phát triển kinh tế tư nhân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank hiện là ngân hàng thương mại chủ lực trong triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng đã ban hành Quyết định số 515/QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/7/2015, Quyết định số 1282/QĐ-HĐTV-HSX ngày 10/12/2018 về Quy chế cấp tín dụng phục vụ chính sách nông nghiệp.

Cụ thể, Agribank đang thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với dư nợ trên 1.600 tỷ đồng; thực hiện Quyết định 1050/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với dư nợ gần 5.500 tỷ đồng; thực hiện Chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp với dư nợ trên 3.600 tỷ đồng; cho vay tái canh cà phê với dư nợ trên 450 tỷ đồng; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp;...

Từ năm 2017, Agribank triển khai Đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tới tận các xã vùng sâu, vùng xa, phục vụ tới 414.173 khách hàng với số tiền 5.160.477 triệu đồng, là kênh dẫn vốn hiệu quả của Agribank với chi phí thấp, giảm thời gian đi lại, đồng thời phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt tín dụng đen, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Năm 2019, Agribank tiếp tục triển khai Điểm giao dịch lưu động đến 50% số xã, huyện trên toàn quốc nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp do Agribank đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Với vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, Agribank đã góp phần tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng, có giá trị hàng hóa cao, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của các thị trường khó tính và tìm được chỗ đứng tại thị trường khu vực và thế giới.

Các mô hình sản xuất này bước đầu đã tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, có đóng góp tích cực đối với quá trình triển khai phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khó khăn cần tháo gỡ

Hiện nay, các mô hình liên kết còn ít chưa hiệu quả do các hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết với người dân do chế tài phạt hợp đồng kinh tế chưa nghiêm, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc kiểm soát dòng tiền khi cho vay liên kết.

2.JPG
Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực nhờ nguồn vốn Agribank.

Vốn là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro trong sản xuất nông nghiệp lại chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế này ảnh hưởng đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng khi gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Với điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện nay còn thiếu ổn định, tình trạng mất cân đối cung cầu, sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thường diễn ra, trong khi công tác phân tích, dự báo thị trường cũng như quy hoạch còn bất cập; nhiều doanh nghiệp, hộ dân chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, đã tạo áp lực lớn trong quản lý rủi ro cho các tổ chức tín dụng, trong đó có Agribank.

Để tăng cường tính liên kết của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế tư nhân nói chung, cần có sự quyết liệt vào cuộc của Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương các cấp trong việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, chuyên môn hóa, phù hợp với lợi thế cạnh tranh và sự biến đổi khí hậu; xây dựng liên kết giữa các chủ thể đáp ứng sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Cần có chính sách bảo hiểm giá, rủi ro trong sản xuất kinh doanh cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết, để tránh thiệt hại cho người dân, chấm dứt tình trạng doanh nghiệp sản xuất nông sản mà không có vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, có chất lượng.

Đặc biệt, tăng cường vai trò của UBND, các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương nơi triển khai mô hình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông sản trong việc hỗ trợ hoạt động của chuỗi giá trị ngành nông sản và chất lượng nguồn vốn tín dụng được đưa vào chuỗi đó.

Hiện nay, Agribank dành hơn 70% tổng dư nợ để cho vay nông nghiệp,  nông thôn, một lĩnh vực có chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao, trong đó đa số thuộc diện đối tượng ưu tiên lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ ở mức 6%. Khó khăn lớn đối với Agribank hiện nay là hầu như phải sử dụng vốn thương mại với lãi suất huy động bình quân đầu vào là 5,6%, chưa tính các khoản dự trữ, trong khi lại chưa được cấp bù lãi suất.

Vì vậy, Agribank đề nghị được ưu tiên làm ngân hàng phục vụ các dự án ủy thác đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cũng như được nhận vốn nhàn rỗi từ các quỹ của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước như bảo hiểm xã hội, quỹ hỗ trợ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp...

Hoặc chỉ đạo các quỹ này tổ chức đấu thầu công khai việc nhận tiền gửi, vừa đảm bảo khách quan, công bằng và tăng hiệu quả sử dụng vốn của các quỹ nhà nước, vừa hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là những điều kiện thuận lợi để Agribank tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển tam nông, mang đến diện mạo khởi sắc cho nông thôn Việt Nam và góp phần kiến tạo kinh tế đất nước theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo P.V/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 89


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 941104

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59949427