04:50 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 01 tháng 10 năm 2016

Chủ nhật - 02/10/2016 11:19
Trong ngày 01/10/2016, các báo: Nông thôn ngày nay, Nông nghiệp Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

 

1/ Báo Nông thôn ngày nay (Dân việt điện tử) đăng các tin, bài:

10 năm biến đầm hoang thành trang trại vàng – Tác giả Hữu Anh: Sau hơn 10 năm khai phá đầm hoang, anh Phạm Văn Cảnh ở tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã gây dựng nên trang trại thu nhập lên đến 16 tỷ đồng/năm. Những năm đầu lập nghiệp, vốn ít anh chỉ đầu tư 20 ao, hồ nuôi các loại cá nước ngọt. Rồi anh lại chuyển dần sang nuôi ba ba nhưng vẫn chưa thành công lắm. Năm 2012, anh vay vốn ngân hàng xây 2 dãy chuồng nuôi 1.200 con lợn/lứa theo hình thức gia công cho doanh nghiệp. Ngay lứa đầu tiên, trừ mọi chi phí gia đình anh lãi hơn 200 triệu đồng. Sau 2 năm nuôi gia công, anh thấy phải nuôi lợn giống chất lượng cao mới là bước đi đúng. 7 hộ cùng chăn nuôi tại địa phương đã đồng ý góp vốn xây dựng đề án thành lập HTX Chăn nuôi Hợp Lực. Đến nay, sau 3 năm đi vào sản xuất, HTX Hợp Lực có 450 con lợn nái giống siêu nạc; mỗi năm xuất ra thị trường 10.000 lợn con giống và hơn 3.000 con lợn thịt thương phẩm, thu về trên 16 tỷ đồng, lợi nhuận đạt xấp xỉ 4 tỷ đồng. HTX giải quyết việc làm cho 16 lao động với thu nhập 6,5 triệu đồng/người/tháng.


Vườn mẫu - vừa thu bộn tiền vừa... chơi – Tác giả Nguyễn Duyên: Khu vườn của bà Phan Thị Nhiên ở thôn Nam Trà, xã Hương Trà (Hương Khê, Hà Tĩnh) được quy hoạch gọn gàng quy củ, được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, với nhiều cây, con là thế mạnh của địa phương. Hàng năm mô hình vườn mẫu này cho thu nhập cả trăm triệu đồng. Bắt tay làm vườn mẫu, được sự hỗ trợ về cơ chế chính sách và kỹ thuật của chính quyền nên việc xây dựng vườn  gặp khá nhiều thuận lợi.Với diện tích vườn hơn 1ha, bà đã quy hoạch thành các khu vực để trồng các loại cây như chè, cam, đào, gió trầm và khu vực chuồng trại nuôi bò, bồ câu Pháp, gà thả vườn.  Hiện tại vườn của bà Nhiên đã có hơn 200 gốc cam chanh (120 gốc đã cho thu hoạch), 30 cây chanh, 30 cây bưởi, gần 100 gốc đào cảnh, 130 cặp bồ câu Pháp, 8 con bò, 4.000m2 trồng chè. Ngoài ra gia đình bà còn trồng các loại cây cảnh khác.


“Vua” cam, "đại gia" chuối Việt tìm đầu ra ở Hàn Quốc – Tác giả Đàm Duy, Thanh Thúy: Làm thế nào để cam, chuối và các sản phẩm khác của nông dân Việt Nam được rộng đường vào thị trường Hàn Quốc? Những trăn trở này của “vua cam” Hàm Yên, hay “vua chuối” Long An trong chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc đều được đại diện bộ phận thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc giải đáp. Ông Chu Thắng Trung- Tham tán thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết: “Chuối là một trong những quả nhiệt đới nhập vào Hàn Quốc nhiều nhất, mỗi năm Hàn Qúc nhập 300-400 triệu USD tiền chuối. Tuy nhiên chuối từ Việt Nam nhập vào không nhiều, do các yếu tố khác nhau”. Hiện chuối trên thị trường Hàn Quốc chủ yếu từ Philippines, do các tập đoàn đa quôc gia Dole xuất khẩu. Hiện tại Bộ Công thương đang có chương trình thúc đẩy mặt hàng nông sản vào thị trường Hàn Quốc trong các chuỗi siêu thị, trong đó có mặt hàng chuối. Tham tán khuyên các nông dân, cần phải khảo sát thị hiếu người tiêu dùng, nếu sản phẩm của mình đáp ứng được thị hiếu, nên mạnh dạn mở rộng thị trường.


Ế ẩm, cá sấu bán rẻ hơn... lợn – Tác giả Chúc Ly: Nuôi theo phong trào, bị thương lái Trung Quốc ép giá, không có đầu ra ổn định... là tình trạng chung mà nhiều hộ nuôi cá sấu tại miền Tây đang gặp phải. Giá cá sấu đang ở mức thấp kỷ lục, cá sấu thương phẩm dưới 10kg có giá 90.000 đồng/kg; loại từ 10-15kg có giá 70.000 đồng/kg; loại từ 15-25kg có giá 60.000 đồng/kg và loại từ 25-35kg chỉ còn 50.000 đồng/kg, rẻ hơn cả giá thịt lợn hiện nay. Sở dĩ có tình trạng giá tuột dốc như hiện nay là do người nuôi lo sợ giá xuống thấp mà chấp nhận bán tháo bán đổ. “hương lái Trung Quốc điều khiển, cài người của địa phương vào tận trong dân nên biết được lượng hàng của mình còn nhiều, rồi thẳng tay ép giá. Nếu không nhanh chóng thành lập một hiệp hội nuôi cá sấu thì nông dân vẫn mãi bị ép giá, vì đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc và xuất chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch.


Xây dựng NTM ở Nga Sơn: Nhiều cách làm, một mục tiêu – Tác giả Bùi Oanh, Hồng Đức: Với xuất phát điểm thấp và các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, cần nguồn vốn lớn, nhưng huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Nga Sơn đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các xã xây dựng chương trình này. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Nga Sơn đã huy động được hơn 365 tỷ đồng. Ngoài ra, Nga Sơn còn huy động nhân dân hiến 31.581m2 đất xây dựng công trình phúc lợi. Từ số vốn huy động được, đã triển khai xây mới và nâng cấp đường GTNT, kênh mương nội đồng, hệ thống điện, nhà văn hóa, nhà ở dân cư, xóa bỏ vườn tạp... Ngành nông nghiệp thực hiện các giải pháp, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, Nga Sơn đã có bước đi bứt phá, từ một địa phương có xuất phát điểm thấp, các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó thực hiện. Nhưng đến nay, bình quân toàn huyện đã đạt 14,12 tiêu chí, có 6 xã đạt chuẩn NTM. Qua 5 năm xây dựng NTM, Nga Sơn đã rút ra nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, phải đảm bảo sự đồng thuận của người dân “dân biết, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ’’... Chính vì vậy, Nga Sơn đã chọn các nhiệm vụ ưu tiên và hướng đi phù hợp.


Nông dân VN khám phá hệ thống thuỷ lợi công nghệ thông minh ở xứ Hàn – Tác giả Đàm Duy, Đăng Thúy: Trong chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hàn Quốc, Đoàn VN đã có cuộc làm việc với Tổng Công ty Nông - Ngư - Nghiệp Hàn Quốc. Đại diện Tổng công ty chuyên về quản lý về thuỷ lợi đã giới thiệu về hệ thống điều hành thuỷ lợi và dẫn đoàn đi tham quan hiện trạng về một trạm thuỷ lợi của tổng công ty. Trung tâm điều hành thuỷ lợi của tổng công ty có 3 trạm lớn và 4 nhánh nhỏ, chịu trách nhiệm cung cấp nước nông nghiệp cho 3 thành phố chính với tổng diện tích 7.043ha (chiếm 56,9%), có tổng 128 trạm trung chuyển, trong đó có 6 trạm thu hồi nước thải nông nghiệp. Hệ thống kênh dẫn nước vào 904km và hệ thống kênh dẫn ra thoát nước 599km (kênh cấp và kênh tiêu). Đăc biệt, trung tâm có dự án tự động hoá trong tưới tiêu cho nông nghiệp. Trong khuôn khổ dự án có 22 trạm điều hành trong đó có 1 trạm điều hành trung ương và có 19 trạm điều hành thứ cấp, trong đó có 2 trạm bơm, 5 trạm chứa nước thải và 11 trạm điều tiết giữa các hồ chứa. Tổng công ty trang bị hệ thống camera thông minh để giám sát các nguồn cấp nước và phát thanh cảnh báo về thiên tai, tai nạn và áp dụng công nghệ thông tin thông qua các ứng dụng trong điện thoại thông minh đến với nông dân, nâng cao được khả năng dự báo về thiên tai, tránh được những ảnh hưởng tổn thất đến nông nghiệp. Từ năm 2000 nông dân được hưởng lợi miễn phí hoàn toàn.


2/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng tin:  


Bạc Liêu: 87.944 hộ thoát nghèo – Tác giả Phương Nghị: Bạc Liêu đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn vốn tín dụng chính dụng chính sách của Chính phủ của xóa nghèo. Đến hết tháng 8/2016, với gần 2 nghìn tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua các Hội đoàn thể, Bạc Liêu đã có 87.944 hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo và các đối tượng chính sách đã được vay 1.477 tỷ đồng vốn ưu đãi để phát triển SXKD. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, chia sẻ khó khăn của nông dân bị ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn trong đầu năm 2016, NHCSXH Bạc Liêu đã xem xét gia hạn nợ, đề nghị khoanh nợ và cho vay bổ sung 1.422 hộ với tổng số vốn gần 20 tỷ đồng.


3/Báo Thông tấn xã Việt Nam đăng tin:


Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động dịp cuối năm – Tác giả Xuân Anh: Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, trong quá IV/2016, thị trường lao động thành phố có 65 nghìn chỗ làm cần tuyển dụng và khoảng 30 nghìn việc làm thời vụ.


 
Tổng hợp: Minh Tâm 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 170


Hôm nayHôm nay : 27538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 997946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60006269