01:57 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 02 tháng 10 năm 2016

Thứ hai - 03/10/2016 04:17
Trong ngày 02/10/2016, các báo: Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

 

1/ Báo nông thôn ngày nay (Dân việt điện tử) đăng các tin, bài:
Nông dân giỏi xuất ngoại học làm nấm công nghệ cao – Tác giả Đàm Duy, Đăng Thúy: Sáng 29.9, Đoàn Nông dân Việt Nam xuất sắc đã đến tham quan Công ty Nông sản Deaheung (thành phố Cheangdong)  - nơi có trại nấm lớn nhất Hàn Quốc.  Trại nấm của Công ty Deaheung nằm trên diện tích 6,7ha, được đầu tư bằng hệ thống máy móc hiện đại và mỗi cụm nấm được trồng trong những chiếc lọ nhựa. Theo giới thiệu của ông Yang Phil Seok, mỗi năm, công ty sản xuất được 25.000 tấn nấm, trong đó 70% cung cấp cho thị trường nội địa, 30% cung cấp đến 7 thị trường nước ngoài. Để có được thành công trên thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu ra nước ngoài, Công ty Deaheung đã áp dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ từ khâu lên men đến khâu nuôi trồng, sản xuất và chất lượng đầu ra. Trong khuôn viên trại nấm có 15 phòng lạnh -  môi trường phát triển lý tưởng để nấm mọc khoẻ mạnh - mỗi phòng chứa được 80.000 lọ. Đại diện cho đoàn, bà Nguyễn Hồng Lý đã gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo công ty, đồng thời nhấn mạnh, đây là cơ hội để nông dân Việt Nam học hỏi kinh nghiệm nông nghiệp từ Hàn Quốc, đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ cao. 

Yên Phong nỗ lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn – Tác giả Thương Huyền: Huyện Yên Phong là một trong những địa phương đi đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh. Không chỉ tăng dần quy mô tuyển sinh, chất lượng đào tạo nghề cũng từng bước được chú trọng, nâng cao với các giải pháp đa dạng hóa nghề học gắn với nhu cầu thực tiễn của người dân và tính khả thi trong giải quyết việc làm. Ông Lưu Đình Kiện, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện cho hay: “Để làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì điểm mấu chốt vẫn là lấy người học làm trung tâm, phải biết người dân ở địa phương đang cần học nghề gì hoặc nghiên cứu, tìm ra nghề phù hợp để định hướng cho họ, tránh đi vào lối mòn, chạy theo số lượng. Ngoài ra, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tại huyện Yên Phong, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn bản trong công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.

Đà Nẵng: Hạ thủy cặp tàu khủng "cưỡi" sóng Hoàng Sa – Tác giả Đình Thiên: Ngày 2.10, tại Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) hai ngư dân xuất sắc của TP. Đà Nẵng đã cho hạ thủy cặp tàu công suất lớn tham gia làm dịch vụ hậu cần và đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Theo đó, ngư dân Lê Văn Khánh (trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã hạ thủy con tàu số hiệu ĐNa 90685 có công suất gần 1.200 CV. Con tàu có chiều dài 27m, rộng 7,2 m, tốc độ 12 hải lý/h  và có tải trọng khoảng 150 tấn. Đây là một trong những con tàu lớn nhất miền Trung. Cùng ngày, con tàu vỏ gỗ số hiệu ĐNa 90839 có công suất gần 1.000 CV trị giá 5 tỷ đồng cũng được hạ thủy chuẩn bị tham gia đội tàu đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa.

2/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:   

Thoát nghèo, giàu lên nhờ nông nghiệp theo hướng sản xuất hoàng hóa lớn - Tác giả Dũng Minh: Khoảng 3 năm trở lại đây, Tri Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) từ một xã đặc biệt khó khăn đã có những thay đổi rõ rệt, sản xuất phát triển, giúp bà con có thu nhập thường xuyên, ổn định. Trong sự chuyển mình thoát nghèo, dẫn dân làm giàu, những cán bộ xã đã đi trước với những mô hình làm kinh tế hiệu quả để bà con học tập, làm theo. Trước đây, người nông dân chỉ trông chờ và ít ruộng lúa, những đồi ngô thưa thớt nhưng thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Bắt đầu từ năm 2011, từ những mô hình điểm trồng chuối xen cây lâm nghiệp, bà con bỏ ngô và mạnh dạn đầu tư trồng chuối đến nay diện tích đất đồi rừng, múa, chuối xen cây lâm nghiệp đã được phủ kín. Tuy nhiên xã vẫn còn gặp không ít khó khăn với 500 hộ nghèo, kinh tế tuy đã phát triển nhưng chưa mang tính sản xuất hàng hóa lớn, tập trung.

Tái cơ cấu nông nghiệp vùng đông đồng bào dân tộc Khmer Kiên Giang – Tác giả Trung Hậu: Quy hoạch, bố trí vùng thâm canh theo hướng rau sạch, ran toàn là một trong những hướng tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Gò Quao từ nay đến 2020. Hiện nay nông dân vùng cù lao xã Vĩnh Phước A đã chuyển dịch hơn 1,2ha đất kém hiệu quả sang thâm canh trồng màu theo hướng rau sạch kết hợp chăn nuôi cá trong mương ao. Cây màu giờ đây đã trở thành nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định với mức cao cho hàng chục nông dân trong vùng, nhất là những hộ ít đất sản xuất cũng thoát nghèo từ loại rau màu này. Nhờ áp dụng trồng rau sạch nên nông sản làm ra tới đâu được tiêu thụ dễ dàng với mức giá ổn định. Xác định hiệu quả của những loại cây trồng này, theo Đề án tái cơ cấu nông  nghiệp từ nay đến năm 2020, Gò quao sẽ hình thành vùng thâm canh rau màu theo hướng sạch, an toàn trên diện tích 1 nghìn ha với sản lượng cung cấp trên thị trường đạt 23,5 nghìn tấn.

3/Báo Thông tấn xã Việt Nam đăng tin:

7 nhóm được bồi thường do sự cố môi trường biển: Có bảy nhóm đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế). Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng (từ tháng 4 đến 9/2016) gồm: Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, thua mua – tạm trữ thủy sản, dịch vụ du lịch – thương mại ven biển.

 
Tổng hợp: Minh Tâm
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 21734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 992142

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60000465