05:14 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 26 tháng 9 năm 2016

Thứ ba - 27/09/2016 10:18
Trong ngày 26/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

 


1/ Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Những miền quê đáng sống ở Hà Tĩnh – Tác giả Thanh Hoài: Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cùng với phát triển kinh tế, bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh có nhiều đổi thay rõ nét. Những miền quê “đáng sống” đang ngày càng hiện hữu. Một trong những cách làm sáng tạo của Hà Tĩnh được trung ương đánh giá cao, nhân dân đồng thuận, hưởng ứng đó là xây dựng tiêu chí 20 (khu dân cư mẫu, vườn mẫu) với những hàng rào xanh mát mắt, kinh tế vườn khởi sắc, cảnh quan, môi trường được cải thiện, đảm bảo xanh - sạch - đẹp. Đến nay, trong số 1.050 thôn triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu của Hà Tĩnh, có trên 500 khu dân cư đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn; trong số trên 2.000 vườn mẫu được xây dựng, có 860 vườn đạt và cơ bản đạt chuẩn.

2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Nông dân tự lập cộng đồng sản xuất nông sản sạch – Tác giả Lê San: Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm muốn làm tốt phải đồng bộ từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến cho đến khâu phân phối, tiêu thụ. Nhận thức được điểm mấu chốt vẫn là khâu sản xuất, những nông dân ở huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã tự ý thức xây dựng thành một cộng đồng sản xuất nông sản sạch. Mỗi mảnh đất trồng rau ở đây do một hộ gia đình chăm sóc. Theo hình thức luân canh và xen canh, mỗi nhóm (từ 5-6 hộ gia đình) trồng trên 40 loại rau và mùa nào trồng loại rau đấy, không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào. Ngoài ra trên lối đi trồng các loại hoa như cúc vạn thọ, hoa bóng nước… để thu hút các loại bướm, sâu đẻ trứng trên cây, hạn chế côn trùng phá hoại rau. Các hộ tham gia vào nhóm liên kết trồng rau hữu cơ được tập huấn 3 tháng về phương pháp trồng và chăm sóc rau. Sau khóa học, bà con được cấp chứng chỉ và chỉ những người có chứng chỉ mới được tham gia vào mô hình. Để bảo vệ rau trước sự tấn công của côn trùng, bà con dùng thảo dược tự chế bao gồm tỏi, ớt, gừng, rượu ngâm từ 5-7 ngày rồi mang ra phun trên rau. Nước tưới rau thì chỉ sử dụng từ 2 nguồn là nước dẫn từ trên suối xuống hoặc nước giếng khoan. Tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình trồng rau đều được kiểm tra, giám sát và các nhóm thanh tra chéo nhau để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.
 
“Vỡ trận” nếu đẩy về ngân sách tỉnh – Tác giả Thanh Xuân: “Triển khai BHNN trên diện rộng, nếu “đẩy” về ngân sách tỉnh sẽ không thể thành công” - ông Hồ Xuân Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhận định. ông cho rằng nhất định phải xây dựng chương trình bảo hiểm cho nông nghiệp, vì hầu như ở nước nào cũng xây dựng chính sách BHNN để bảo vệ, chia sẻ rủi ro cho nông nghiệp. Vừa qua, sau một giai đoạn triển khai thí điểm BHNN, chương trình đã lỗ gần 400 tỷ đồng, theo ông cần phải xem xét lại, làm rõ nguyên nhân do đâu. Để triển khai BHNN thành công trên diện rộng trong thời gian tới đây, theo ông trước hết phải xác định rõ BHNN là cần thiết để xử lý vấn đề rủi ro; phải làm cho những tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm thấy được quyền lợi và trách nhiệm xã hội của mỉnh; phải làm cho các hộ dân, doanh nghiệp, chủ trang trại, những người sản xuất liên quan tới nông nghiệp thấy được trách nhiệm của họ khi tham gia vào BHNN. Cơ quan bảo hiểm phải có tổ chức chuyên môn làm việc này và gắn trách nhiệm với kết quả hoạt động của họ. Gắn tổ chức nghề nghiệp vào tham gia vào vận động quần chúng và giám sát việc thu chi bảo hiểm; các tổ chức đoàn thể chính trị như HND, HPN, ĐTN cần tự vận động nhau, vận động gia đình, bàn với nhau để tham gia bảo hiểm.

Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo – Tác giả Ngọc Vũ: Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Năm 2005, anh Hữu vay 7 triệu đồng mua cây tràm trồng trên diện tích 5ha vợ chồng đã dày công khai hoang. Năm 2006, anh khai hoang đất rừng và lập vườn ươm giống cây phục vụ việc trồng rừng của gia đình, vừa cung ứng cho người dân. Cũng thời gian đó, anh Hữu bắt đầu vay mượn ngân hàng thu mua sắn, tràm của người dân trong huyện. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, số tiền lãi từ việc buôn bán, dành dụm của hai vợ chồng đều dành để khai hoang đất đai, trồng rừng. Vì vậy, đến nay anh Hữu đã có 11ha rừng tràm trồng xen canh cây sắn và thu hoạch cuốn chiếu. Tổng thu nhập mỗi năm anh Hữu có trên dưới 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Hữu còn giúp bà con vay vốn không lãi để giảm nghèo. Mỗi năm anh cho khoảng 600 hộ dân mượn với số tiền khoảng 1,5 tỷ đồng để trồng tràm, sắn. Đến vụ thu hoạch, anh Hữu bao tiêu sản phẩm, còn người dân sẽ trả tiền gốc cho anh.

Trung Quốc cấp phép cho 8 công ty khử trùng gạo xuất khẩu – Tác giả Lê San: Trung Quốc đã công nhận 8 công ty khử trùng của Việt Nam được tham gia vào xử lý xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Đây là cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này. Theo Cục BVTV, nhiều doanh nghiệp khử trùng tham gia sẽ đảm bảo năng lực xử lý được nâng lên, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng sẽ có điều kiện để chủ động lựa chọn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc. Phía Việt Nam có thể chủ động trong giám sát đồng thời tạo ra tính cạnh tranh cao về giá cả, chất lượng dịch vụ khử trùng, tránh phụ thuộc vào một công ty khử trùng và góp phần giảm giá thành gạo xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Giáo sư Đại học Harvard bàn về nông nghiệp Việt Nam – Tác giả San Nguyễn: Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, 1 trong 3 thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, đó là tình trạng đất đai sản xuất manh mún với diện tích trung bình mỗi hộ chỉ đạt 0,3ha. Làm thế nào để việc tích tụ, tập trung ruộng đất được đẩy mạnh hơn?  Giáo sư- David Dapice và Nguyễn Xuân Thành đến từ Đại học Harvard (Mỹ) về chính sách đất đai, nông nghiệp của Việt Nam cho rằng: tích tụ ruộng đất cần diễn ra tự nguyện và cho phép nhà nông thành công mở rộng trang trại. Nội dung cụ thể đăng tải trên báo điện tử Dân Việt.

3/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:  

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 26/9 – 2/10) – Cục BVTV: Tại các tỉnh phía Bắc, rầy tiếp tục nở, mật độ tăng, hại diện hẹp chủ yếu trên giống nhiễm; khả năng gây cháy ổ nhỏ sau 25/9 nếu không được phun trừ kịp thời. Các dịch bệnh hại cần chú ý: trên lúa: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn lá – cổ bông, chuột, các loại sâu bệnh khác gây hại nhẹ trên các trà lúa ...; trên cây trồng khác: châu chấu tre, sâu đục thân – sâu cắn lá – sâu xanh – sâu tơ – bọ nhảy...

Giải độc phèn chua cho đồng ruộng – Tác giả Thanh Nga: 200/491ha đất sản xuất lúa ở xã Ích Hậu, Lộc Hà bị ngộ độc phèn đang từng ngày được hồi sinh nhờ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh siêu hạ phèn Quế Lâm. Đánh giá hiệu quả phân bón Quế Lâm trên đất đồng Ích Hậu, Phó chủ tịch UBND xã Đặng Quang Bắc nhấn mạnh: “Qua thử nghiệm bước đầu có thể khẳng định phân bón Quế Lâm góp phần hạ phèn cải tạo đất: giải độc hữu cơ, chống ngộ độc cho cây lúa rất tốt. Bộ rễ phát triển mạnh, lá xanh, năng suất cao hơn ruộng đối chứng và vụ HT các năm trước 30-50kg/sào”.
Vụ đông 2016 và kỹ thuật canh tác – KS Trần Thị Liên: Ngoài cực đoan của thời tiết đang diễn ra, năm 2016 sản xuất vụ đông nhất là phát triển cây vụ đông sớm còn bị cập rập do lúa mùa phải thu hoạch muộn hơn so với mọi năm. Áp lực về thời vụ là rất lớn. Để phấn đấu đạt được vụ đông hiệu quả, nông dân các vùng cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu những hạn chế nêu trên: lựa chọn giống cây phù hợp, bố trí thời vụ thích hợp, áp dụng tốt kỹ thuật canh tác – giải pháp kỹ thuật (tăng mật độ, giảm tỷ lệ thất thoát cây sau mưa lớn), làm đất tối thiểu trồng cây vụ đông nếu đầu vụ có thơì tiết mưa nhiều; cải tạo đất và bón phân cân đối, hợp lý; bảo vệ thực vật hiệu quả...

Bưởi hồng Quang Tiến hái ra Tiền – Tác giả Hồ Quang: Đến khối Trung Nghĩa và Dốc Cao, Quang Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An ai cũng ngỡ ngàng thán phục, bởi vụ bưởi hồng năm nay nhà nào cũng “hái” được hàng trăm triệu đồng. Xác định đây là giống cây ăn quả có hiệu ích kinh tế cao, năm 2004 Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả & cây công nghiệp Phủ Quỳ đã lập đề tài nghiên cứu với tên gọi “Giống bưởi hồng Quang Tiến”. Kết quả thử nghiệm trên 1,3ha, sau 4 năm trồng đã cho thu hoạch 0,92 tấn quả.ha; sau 7 năm trồng đạt trung bình 144,65 quả/cây, năng suất đạt 62,5 tấn/ha. Từ những kết quả xác đáng đã được Hội đồng Khoa học công nhận, Trung tâm đã tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ để tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật canh tác và quy trình chăm sóc bưởi; khuyến cáo nông dân nhân rộng mô hình bởi đây là giống cây siêu lợi nhuận có một không hai trên vùng đất Phủ Quỳ.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc khoai tây – Tác giả KS Nguyễn Văn: Khoai tây được xếp vào nhóm cây vụ đông ưa lạnh, thời vụ gieo trồng từ 15/10 đến 10/11.  Khoai tây dễ trồng và có giá trị kinh tế cao, lại thích vụ đông. Có thể trồng trên đất ruộng, phù sa, ven sông, suối thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt. Khoait tây có thể trồng nguyên cả củ hoặc bằng miếng bổ. Có 2 cách bổ, bổ củ theo cách truyền thống chấm xi măng khô, cách này đơn giản nhưng củ giống dễ bị thối nếu sau khi trồng gặp mưa. Bổ củ theo phương pháp cắt dính, kỳ công nhưng tỷ lệ củ giống không bị thối sau khi trồng cao. Lượng phân bón đầu tư cho 1 sào Trung bộ (500m2): 700-900kg phân chuồng, 30kg NPK chia làm 2 lần bón.

Hà Giang: Hiệu quả của canh tác lúa cải tiến SRI- Tác giả Phạm Văn Phú: Chi cục BVTV Hà Giang vừa phối hợp với UBND xã Linh Hồ, Vị Xuyên tổ chức tổ chức tổng kết mô hình Canh tác lúa cải tiến (SRI) tại thôn Nà Lầu. Mô hình được triển khai trong vụ mùa 2016 với quy mô 1ha, trên giống lúa Việt lai 20 với 13 hộ tham gia. Mô hình được áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu như: cây mạ khỏe, mạ non và cấy ít dảnh (cấy khi cây mạ đạt từ 2-3 lá và và cầy từ 1-2 dảnh/khỏm), thực hiện cây thưa (35-40 khóm/m2( nhằm làm tăng khả năng đẻ nhánh, tăng số dảnh và số bông hữu hiệu của cây lúa; thực hiện bón thúc sớm và bón tập trung kết hợp và làm cỏ sục bùn; đặc biệt mô hình canh tác lúa cải tiến SRI áp dụng kỹ thuật tưới nước cho lúa theo hình thức tưới và rút nước (phơi ruộng) xen kẽ. Mô hình góp phần tiết kiệm được lượng giống từ 8-10kg/ha, tiết kiệm nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất lúa (70 tạ/ha).
Tổng hợp: Minh Tâm 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 41685

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1261514

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58853569