05:27 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dấu hiệu say nắng và cách phòng chống đột quỵ, sốc nhiệt ngày nắng nóng

Thứ tư - 22/05/2019 09:57
Các chuyên gia y tế cảnh báo, sốc nhiệt do nắng nóng gay gắt có thể gây ra đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, tương đương với đột quỵ do tim hoặc đột quỵ do não.
 
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa A9, bệnh viện Bạch Mai trong những đợt nắng nóng gần đây. Ảnh: VGP/Mai Thanh

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia, các đợt nắng nóng ở nước ta sẽ còn tập trung trong tháng 5 ở phía Tây Bắc Bộ, từ tháng 5-6 ở phía Đông Bắc Bộ, từ tháng 5-8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ.

Riêng tại Hà Nội, có khả năng sẽ chịu 6-8 đợt nắng nóng, từ 2 ngày trở lên, tập trung vào các tháng 5,6,7. Các đợt nắng nóng diễn ra gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39-41 độ C.

Trước sự khắc nghiệt của thời tiết, các bác sĩ cảnh báo, người dân không nên đi ra ngoài đường vào những thời điểm nắng nóng gay gắt trong ngày. Nếu bắt buộc phải đi ra đường thì phải đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính… để chống nóng.

Theo TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Cấp cứu tổng hợp, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai), thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà thân nhiệt, có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 39 đến 41 độ. Khi đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ý thức, từ đó có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, hệ thần kinh...

Tình trạng này còn đặc biệt nguy hiểm với những trường hợp có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… có thể dẫn tới nguy cơ cao bị đột quỵ, thậm chí tử vong.

TS.BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết, việc sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân bị sốc nhiệt là rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị và di chứng sau này.

Cần sơ cứu sốc nhiệt đúng cách

Theo TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, ngay khi thấy một người nghi ngờ sốc nhiệt, say nắng với các biểu hiện như: Mặt đỏ bừng, da nóng, khô, mệt lả, đau đầu, nôn ói… thì phải khẩn trương sơ cứu hạ thân nhiệt cho người bệnh.

Không dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân trong trường hợp này vì thuốc hạ sốt không có giá trị khi bị sốc nhiệt. Trước tiên, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân tới khu vực có bóng mát, bỏ bớt quần áo và thực hiện các biện pháp chườm mát vào vùng cổ, nách, bẹn, lau người toàn thân bằng nước mát… để nhanh chóng hạ thân nhiệt của bệnh nhân. Thậm chí có thể dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, đặt túi chườm đá ở nách, bẹn giúp làm giảm nhiệt độ ở người bị sốc nhiệt do nắng nóng…

Trong khi thực hiện hạ thân nhiệt của bệnh nhân, hãy nhờ người gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Đồng thời tiếp tục theo dõi thân nhiệt và thực hiện các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống còn 38,5 hay 39 độ C và chuyển đến cơ sở y tế nhanh nhất.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân, khi gặp bệnh nhân bị sốc nhiệt, hoặc đột quỵ có ngừng tuần hoàn, cần phải cấp cứu bằng cách hà hơi, ép tim trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Cấp cứu đúng cách sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh.

Để phòng nắng nóng, sốc nhiệt, Bộ Y tế cũng đưa các khuyến cáo tới người dân:

- Hạn chế đi ra ngoài đường, trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính … chống nóng.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, có thể uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể…

- Những người làm việc trong môi trường nắng nóng phải tự bảo vệ mình, phải tạm dừng nếu điều kiện thời tiết vượt quá sức chịu đựng của cơ thể.

Đặc biệt, thời điểm 12 – 16 giờ là nhiệt độ cao nhất trong ngày, do vậy không lao động ngoài trời ở khoảng thời gian này. Vì cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều biến cố nguy hiểm.

Hiền Minh/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đột quỵ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 12212

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1232041

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58824096