04:22 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé

Thứ tư - 19/09/2018 21:58
Có một số thực phẩm kỵ nhau, nếu mẹ không biết mà nấu chung vào cháo cho bé ăn sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Điều đặc biệt là các thực phẩm được nói tới cực kỳ phổ biến trong thực đơn của trẻ!

Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé

Thịt bò – hải sản

Thịt bò chứa thành phần phốt-pho, còn các loại hải sản lại có nhiều canxi. Khi nấu chung với nhau, phốt-pho sẽ gây kết tủa, khiến trẻ khó hấp thu canxi. 

Đỗ đen – thịt bò

Nấu cháo đỗ đen chung với thịt bò tạo sẽ nên rào cản trong quá trình hấp thu sắt vào cơ thể của bé. Vì vây, mẹ không nên kết hợp nấu 2 thực phẩm này. Ngoài ra, sau khi ăn thịt bò mẹ cần cho bé nghỉ 2 tiếng mới được uống hoặc ăn chè đỗ đen.

Củ cải – hoa quả

Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu được ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một hợp chất gây ảnh hưởng xấu tới chức năng tuyến giáp của bé.

Cải bó xôi – tôm

Trong cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.

Khoai tây/ khoai lang – cà chua

Cà chua kết hợp với khoai lang hoặc khoai tây sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý tránh nấu chung 2 loại thực phẩm nói trên.

Thịt – đậu nành

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt và đậu nành là hai nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng đạm rất cao nên khi kết hợp chung sẽ làm hàm lượng đạm trong cháo dư thừa khiến bé dễ bị tiêu chảy, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên nấu thịt chung với đậu nành cho bé dưới 2 tuổi ăn.

Cải bó xôi – đậu phụ

Đậu phụ chứa nhiều magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của bé cũng như gây ra sỏi thận.

Lá hẹ – đậu phụ

Canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, gây cản trở cho việc hấp thụ canxi của trẻ, gây nên nguy cơ còi xương ở trẻ.

Óc heo – lòng đỏ trứng gà

Kết hợp lòng đỏ trứng gà và óc heo sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol có trong cháo. Khi hấp thu một lượng lớn cholesterol vào cơ thể như vậy, hệ tim mạch và sức khỏe của trẻ sẽ có những tác động xấu nhất định. Vì vậy, mặc dù những thực phẩm này khá bổ dưỡng mẹ cũng không nên kết hợp chúng với nhau. 

Thịt lợn – thịt bò

Theo Đông y, thịt lợn có tính hàn còn thịt bò tính ôn, rất đối kỵ. Khi kết hợp hai loại thịt này để nấu cháo cho bé sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng cần thiết của cả thịt bò và thịt lợn.

Thịt bò – lươn

Lươn và thịt bò đều chứa một hàm lượng đạm vô cùng lớn, nếu kết hợp chung sẽ khiến hàm lượng đạm trong cháo vượt mức cho phép. Sự dư thừa chất đạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé, gây nguy cơ tiêu chảy.

Thịt gà – cá chép

Theo Đông y thịt gà và cá chép là hai nhóm thực phẩm kỵ nhau nếu kết hợp nấu cháo trẻ dễ bị tiêu chảy, mụn nhọt, đầy hơi.

Theo Infonet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 26507

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 996915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60005238