20:02 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Giống cây trồng, vật nuôi mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều rủi ro khi người dân trồng lúa Nhật tự phát

Thứ ba - 25/07/2017 22:51
Hiện nay, người dân tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trồng hàng chục ngàn hecta lúa Nhật mặc dù giống lúa này chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) khảo nghiệm và công nhận ở miền Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, lúa Nhật có ưu điểm ít nhiễm phèn, ít nhiễm sâu bệnh, tương đối thích ứng với thổ nhưỡng nhiều vùng miền, người nông dân có thể giảm được chi phí chăm sóc nên lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, do nhiều người đổ xô trồng lúa Nhật nên có nguy cơ thừa sản lượng và khó tiêu thụ.

Giống lúa Nhật du nhập Việt Nam chưa lâu và mới được Bộ NN&PTNT chấp thuận cho sản xuất ở các địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc và chưa có khảo nghiệm và cũng chưa được công nhận ở miền Nam.

giong-lua-Nhat-637F39C
Diện tích trồng lúa Nhật tại tỉnh Kiên Giang ngày càng tăng cao.

Theo thống kê, tỉnh Kiên Giang hiện có gần 43.000 ha trồng lúa Nhật, tập trung chủ yếu ở các huyện Kiên Lương, Hòn Đất và Giang Thành. Trong đó có đến 13.000 ha trồng giống lúa Nhật một cách tự phát.

Nếu theo đà trồng lúa Nhật tự phát vẫn tăng mạnh như hiện tại, các doanh nghiệp lo ngại về vấn đề đầu ra sau khi lúa được thu hoạch. Vì nguồn trồng lúa Nhật phải theo hợp đồng đã ký và làm việc với doanh nghiệp mới được bao tiêu sản phẩm, ngoài hợp đồng không được thu mua. Ngay cả nông dân ký hợp đồng, lượng bao tiêu cũng căn cứ theo diện tích, nếu vượt mức cam kết cũng không được thu mua. Mặt khác, giống lúa Nhật khó có thể tiêu thụ trong nước do còn khá xa lạ với người tiêu dùng.

Đặc biệt, lúa Nhật là giống mới nên nông dân địa phương chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh. Ngoài ra, khu vực ĐBSCL, trong đó tứ giác Long Xuyên, là vùng ngập lũ sâu, nếu canh tác giống lúa truyền thống, nông dân còn có thời gian để tránh lũ, còn lúa Nhật là giống lúa dài ngày nên dễ bị thiệt hại bởi sự bất thường của thời tiết.

Vậy, để tránh thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang khuyến cáo nông dân không nên trồng lúa Nhật đại trà và tự phát mà chỉ trồng khi có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đơn vị doanh nghiệp.

Theo Bùi My /nguoitieudung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 135


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 725757

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59734080