21:08 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Giống cây trồng, vật nuôi mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quan tâm nhiều đến con giống

Thứ hai - 12/02/2018 07:39
Là đơn vị đầu ngành của cả nước về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, những năm qua, Viện Chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tích, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành. trước thềm năm mới mậu tuất, cùng Đặc san Người Chăn nuôi trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Sơn (ảnh), Viện trưởng Viện Chăn nuôi.

Thưa ông, trong số những thành tựu nghiên cứu của Viện Chăn nuôi, đâu là thành tựu quan trọng nhất của Viện trong thời gian qua?

cải thiệnc hất lượng con giống
Con giống quyết định quan trọng thành công trong chăn nuôi     Ảnh: MF
  

Viện đang là đơn vị có thế mạnh về cung cấp giống dê sữa và giống dê thịt chiếm khoảng 45% thị phần. Trong 5 năm gần đây (2012 - 2017) Viện đã có 41 tiến bộ kỹ thuật được Bộ NN&PTNT công nhận, trong đó có 5 dòng, giống heo mới, 12 dòng gà, 6 dòng ngan, 8 dòng vịt mới, 4 tổ hợp lai đà điểu, 5 tổ hợp bò lai hướng thịt đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất với quy mô lớn và có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, Viện đã triển khai thành công việc bảo tồn hơn 70 nguồn gen vật nuôi bản địa, các giống động vật quý hiếm, nhờ đó hơn 40 giống bản địa đã tránh được sự tuyệt chủng và đã được khai thác, phát triển trong sản xuất. 

 

Ông có thể nói rõ mục đích, ý nghĩa của những thành tựu nghiên cứu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp?

Cho đến nay, Viện đã trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp các giống vật nuôi tốt nhất đối với các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông dân. Hiện, giống gia cầm lông màu của Viện chiếm 30 - 35% thị phần, các dòng heo tổng hợp năng suất cao đang được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Mỗi năm Viện cung ứng ra thị trường khoảng 800 - 850 nghìn liều tinh cọng rạ cho 48 tỉnh, thành và chiếm khoảng 60% thị phần. Đồng thời nghiên cứu và đưa vào áp dụng khẩu phần ăn cân đối cho nhiều loại vật nuôi, sản xuất nhiều loại thức ăn bổ sung và đặc biệt là nghiên cứu chế biến khẩu phần thức ăn từ các nguồn tại chỗ. 

Hàng năm Viện tổ chức khoảng 150 - 200 lớp tập huấn phổ biến quy trình kỹ thuật chăn nuôi các dòng, giống mới tạo ra; hướng dẫn các công nghệ mới tạo ra sản phẩm chăn nuôi có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường, các chủ trang trại và các trung tâm giống gia súc, gia cầm trong cả nước. Giá trị gia tăng do các sản phẩm khoa học của Viện chuyển giao làm lợi cho xã hội 12 - 13 nghìn tỷ đồng/năm. 

  

Bên cạnh thuận lợi, những thách thức mà ngành chăn nuôi gặp phải trong ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật là gì, thưa ông?

Hiện nay, tình hình sản xuất chăn nuôi đang có sự chuyển biến tích cực, đạt nhiều tiến bộ nhất định, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Quy mô manh mún nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh là điểm cố hữu của ngành. Từ đó dẫn đến năng suất chất lượng và giá thành chưa cạnh tranh; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Các thủ tục hành chính gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi. Đặc biệt con giống là vấn đề quan trọng nhất. Những năm qua, nhiều giống vật nuôi đã được cải thiện nhưng so với thế giới vẫn còn thua kém. 

  

Vậy theo ông, cùng với xu hướng phát triển nông nghiệp 4.0, Viện sẽ có những định hướng phát triển như thế nào trong giai đoạn tới?

Phát huy những thành tích đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo, Viện sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các nghiên cứu phải thiết thực, gắn với thực tiễn quản lý của ngành, giải quyết các vấn đề mà ngành và địa phương đang đặt ra; đi đầu trong việc nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 trong chăn nuôi, nhằm góp phần cải tiến, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. 

Cùng đó, Viện sẽ tích cực tham gia phản biện và đóng góp xây dựng phát triển ngành chăn nuôi, phục vụ có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Viện. Viện cũng là cầu nối giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp với các nhà khoa học cả ở trong nước và quốc tế. Xây dựng Viện trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học ngang tầm khu vực và quốc tế. Về hợp tác quốc tế, trong những năm tới, việc hợp tác sẽ được tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn, có nhu cầu lớn như công nghệ sinh học, di truyền giống, môi trường, bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học. 

  

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: nguoichannuoi.ccom
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208


Hôm nayHôm nay : 46142

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1239422

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58831477