06:38 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ » Hiến tặng


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ép dân hiến đất làm nông thôn mới: Sự thực ở một “điểm sáng”

Thứ hai - 29/12/2014 01:56
LTS: Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã huy động nhiều nguồn lực để triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có việc vận động người dân đóng góp tiền của, hiến đất để mở đường giao thông nông thôn. Hầu hết người dân đều ủng hộ chủ trương xã hội hóa và đóng góp trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, vì làm theo phong trào, chạy đua thành tích nên ở một vài nơi vẫn xảy ra tình trạng “ép” dân hiến đất, gây bức xúc trong dư luận.
 

Mới đây, gia đình ông Nguyễn Văn Chinh (SN 1934) và bà Trần Thị Sáu (SN 1936) ở thôn Tân Phú, xã Phú Cường (Sóc Sơn, Hà Nội) đã bị hàng chục người dân đến kéo đổ khoảng 40m tường rào vì cho rằng nhà ông bà “hiến ít đất”, trong khi lãnh đạo xã lại nói người dân kéo đổ tường là để đòi lại mương… Vậy đâu là sự thực?

Đổ tường, lộ mặt

Sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn) đã đổi thay rõ rệt, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn và nội đồng được mở rộng, bê tông hóa khang trang sạch đẹp. Để có được “chiếc áo mới” này, như lãnh đạo xã Phú Cường nói là nhờ sự đồng thuận hiến đất, góp tiền của tất cả người dân nơi đây theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, dưới sự bàn bạc, đóng góp tự nguyện của mọi người. Cũng nhờ sự “khéo léo” trong quá trình vận động người dân hiến đất, góp tiền nên Phú Cường và đặc biệt là thôn Tân Phú đã trở thành “điểm sáng” trong phong trào hiến đất xây dựng NTM của huyện Sóc Sơn.

 


Hàng chục người dân thôn Tân Phú, xã Phú Cường tụ tập dùng cuốc, xẻng, dây buộc vào tường rào của ông Chinh, bà Sáu rồi kéo đổ.  
Mô hình sẽ mãi là “điểm sáng” để các địa phương học tập, nếu không xảy ra vụ việc đáng tiếc là lãnh đạo thôn Tân Phú chỉ đạo hàng chục người đến kéo đổ 40m tường rào của vợ chồng ông Chinh.

 

Mặc dù đã hơn 1 tháng trôi qua, nhưng ông Chinh, bà Sáu vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ việc xảy ra. Ông Chinh kể, sáng 14.11 vợ chồng ông nghe tiếng nhiều người la ó hòa trong tiếng cuốc, xẻng leng keng. Ông ngạc nhiên ra xem thì thấy rất đông người đang tiến về phía tường rào của gia đình ông. Trước đó ít phút, ông Trần Duy Sử - Trưởng thôn Tân Phú đã đến nhà ông hỏi về chuyện hiến đất. Ông Chinh cho biết, mảnh đất mà xã muốn gia đình hiến rộng khoảng 40m2, trị giá khoảng 400 triệu đồng bởi nằm ngay gần Quốc lộ 2, nếu hiến cả thì rất thiệt thòi cho gia đình nên ông Chinh chỉ đồng ý hiến với diện tích trị giá 100 triệu đồng, còn lại thôn, xã phải hỗ trợ cho gia đình.

“Khi tôi nói vậy, ông Sử bỏ ra ngoài gọi điện thoại và một lúc sau có hàng chục người đến kéo đổ tường rào của gia đình tôi trước sự kích động của một số cán bộ thôn. Lúc ấy có cả công an xã đứng đó, nhưng họ không hề có phản ứng gì” – bà Sáu cho biết. Xem video clip mà gia đình ông Chinh, bà Sáu cung cấp, chúng tôi nhận thấy tại hiện trường có một số cán bộ thôn và Công an xã Phú Cường, trong đó hơn 10 người xông vào trực tiếp kéo đổ tường và hàng chục người khác hô hào, kích động. Tuy nhiên, tại biên bản vụ việc, Công an xã Phú Cường đã khéo “loại” mình ra khỏi hiện trường khi ghi rằng: “Khi công an đến nơi thì bức tường rào dài khoảng 40m, cao 2m đã bị đổ”.

Theo đơn tố cáo của gia đình ông Chinh, ngoài người dân, tại hiện trường còn có ông Trần Văn Nhã – Phó Công an xã Phú Cường; ông Sử - Trưởng thôn và ông Học – Phó thôn. Tuy nhiên, khi trả lời phóng viên, ông Sử chối khi xảy ra sự việc ông không có mặt, còn ông Học thì PV gọi điện nhưng không liên lạc được.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Phú Cường cho biết: “Sự việc xảy ra là do người dân bức xúc đòi lại mương trước đây của thôn. Hiện chưa ai nhận tham gia kéo đổ tường nên chúng tôi chưa thể xử lý”. Tuy nhiên, khảo sát của phóng viên cho thấy tại hiện trường không có dấu hiệu của mương còn sót lại, hơn nữa theo anh Nguyễn Văn Lộc - con trai ông Chinh thì bức tường được gia đình xây từ năm 1992. “Do đó, nếu có mương thì theo Luật Đất đai năm 1993, bức tường này vẫn thuộc đất hợp pháp bởi gia đình tôi giữ nguyên trạng của chủ cũ, đến nay không tranh chấp với ai” – anh Lộc nói.

Không hiến thì bị quấy phá

 

 
 
 Trước câu hỏi của phóng viên “nếu người dân không đồng tình hiến đất thì xã giải quyết thế nào?”, cả ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã và ông Nguyễn Quang Tuất - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phú Cường đều chung quan điểm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động. Hộ ông Chinh thì đang căng, nhưng hộ bà Lộc cũng sắp xuôi rồi”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi tiến hành mở rộng tuyến đường liên thôn ở Tân Phú, nhiều người không đồng tình vì phải hiến quá nhiều đất. Tuy nhiên, trước sức ép của chính quyền thôn, để “yên thân” họ đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” hiến đất. Song cũng có gia đình, mặc dù chịu nhiều áp lực nhưng vì phải hiến quá nhiều đất, tính ra trị giá cả nửa tỷ đồng nên họ kiên quyết không hiến toàn bộ mà chỉ đồng ý hiến một phần.

 

Gặp chúng tôi, vợ chồng ông Tạ Ngọc Thêu, bà Trần Thị Lộc than: “Nhà nước hô hào người dân tham gia xây dựng NTM trên tinh thần dân chủ, tự nguyện, nhưng đây là người ta ép dân hiến bằng mọi giá chứ có dân chủ, tự nguyện đâu”. Bà Lộc cho biết thêm: “Nhà tôi có đất ở hai bên đường, chiều dài mỗi bên khoảng 30m mặt đường. Phía bên đất đối diện gia đình đã hiến 45m2, còn phía bên nhà gia đình tôi cũng đồng ý hiến nốt khoảng 20m2 đất, trị giá ngót 500 – 600 triệu đồng. Nhưng vì bức tường và cổng gia đình tôi đã xây rất kiên cố, chạm phù điêu đẹp, khi xây mất hơn 100 triệu đồng nên chúng tôi cũng bảo chỉ cần hỗ trợ 60 triệu đồng để gia đình xây lại tường mới, công chúng tôi bỏ ra. Tuy nhiên lãnh đạo thôn không đồng ý mà muốn hiến không”.

Ông Thêu cho biết thêm, ông có 4 đứa con đều đã xây dựng gia đình, hiện cuộc sống của hai vợ chồng chỉ trông chờ vào đồng lương hưu ít ỏi của ông. “Nếu tôi còn khỏe mạnh, làm ra tiền thì tôi cũng hiến cho xong, nhưng hiện hai vợ chồng ăn còn chưa đủ, lấy đâu ra tiền để xây tường, chẳng nhẽ lại đi vay lãi để xây sao. Nếu rơi vào gia đình lãnh đạo thôn, thì họ nghĩ thế nào?” – ông Thêu nói.

Vì không “vận động” được, nên gia đình ông Thêu đã bị một số người dân kích động, gây áp lực như cấm xe ô tô của khách vào nhà ông, bịt cống nước thải của gia đình ông không cho thải ra mương, rồi cưới xin, ma chay... dân làng không ai đến dự. “Đỉnh điểm là đêm 26.11, một số đối tượng đã lén đổ phân và nước tiểu vào khắp cổng nhà tôi. Chẳng lẽ thôn muốn bao nhiêu đất là người dân phải hiến, và phải hiến mới được yên thân hay sao?” – ông Thêu nói.


Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 297


Hôm nayHôm nay : 45946

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1265775

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58857830