19:28 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Chủ nhật - 12/05/2019 08:43
Theo kết quả thống kê đánh giá của Sở KH&CN, giai đoạn 2014 - 2019 có 100% đề tài dự án ở Hà Tĩnh sau nghiệm thu đều được ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống; trong đó, có 33/61 đề tài ứng dụng tốt, chi ế m 54%

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất dưa lưới và hoa cúc trong nhà màng tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà được đánh giá có tính ứng dụng cao.

Chú trọng phục vụ phát triển nông nghiệp

Trong giai đoạn 2014 - 2019, ngành KH&CN đã thực hiện 89 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, trong đó có 18 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, các chuyên đề, dự án hỗ trợ nhân rộng cũng tập trung phục vụ phát triển nông nghiệp.

Điểm mạnh của các nhiệm vụ này là gắn trực tiếp với chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của địa phương; gần đây là góp phần giải quyết điểm nghẽn trong quy trình sản xuất, thu hút các hộ dân tham gia, đào tạo nhân lực KH&CN trực tiếp phục vụ sản xuất trong chương trình OCOP.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Ngành KH&CN cũng du nhập các tiến bộ KH&CN mới, giúp nhân dân học tập nhân rộng.

Ông Lê Đình Doãn - Trưởng phòng Quản lý Khoa học cho hay, các đề tài, dự án trong lĩnh vực này chủ yếu nghiên cứu, áp dụng các giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; đa dạng đối tượng và hình thức nuôi trồng; ứng dụng công nghệ công nghệ sản xuất sạch, an toàn, hiệu quả; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững...

Song song với việc nghiên cứu, ngành cũng du nhập các tiến bộ KH&CN mới, giúp nhân dân học tập nhân rộng. Có thể kể đến ở đây một số dự án nổi bật như: Đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình an toàn dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc và tai xanh ở lợn; dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm một số loài cá có giá trị kinh tế cao bằng công nghệ lồng nhựa HDPE chi phí thấp trên hồ chứa; dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất dưa lưới và hoa cúc trong nhà màng tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà...

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Nhiều đề tài lĩnh vực y dược đã ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong bào chế, sản xuất thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng.

Bên cạnh nông nghiệp, các lĩnh vực khác như: khoa học xã hội và nhân văn có 19 đề tài, khoa học tự nhiên có 3 đề tài, khoa học Y dược triển khai 10 nhiệm vụ… Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu thực hiện theo cơ chế đặt hàng và cam kết ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu của các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Sau khi nghiệm thu, các đề tài này đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp hoạch định chính sách sát với nhu cầu thực tế của địa phương.

Lựa chọn triển khai dự án có tính ứng dụng cao

Ông Lê Đình Doãn cho biết thêm, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN ở Hà Tĩnh hiện vẫn còn gặp không ít những khó khăn, mang tính nhỏ lẻ, chưa có các nhiệm vụ mang tầm chiến lược để phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương đất nước. Kết quả đổi mới công nghệ trong các ngành nghề sản xuất, chế biến ở các doanh nghiệp còn chậm.

Bên cạnh đó, năng lực của các đơn vị, tổ chức hoạt động KH&CN còn bất cập, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp làm cầu nối cho ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phát huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất và kinh doanh.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Nhờ KH&CN, nghề trồng nấm ở Hà Tĩnh đang phát triển khá rầm rộ, cho thu nhập khá.

Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn cho biết, thời gian tới, nhiệm vụ của ngành KH&CN tỉnh là tập trung công tác du nhập, khảo nghiệm, tuyển chọn các giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái, biến đổi khí hậu của địa phương. Tiếp nhận, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất trong tỉnh; các quy trình sản xuất chế phẩm sinh học, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. Chuyển giao các tiến bộ KH&CN gắn với sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Cùng đó là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Nghiên cứu triển khai, tiếp nhận, làm chủ các công nghệ mới, vật liệu mới trong thi công, bảo trì, bảo dưỡng các công trình giao thông, xây dựng. Để thực hiện, ngành KH&CN Hà Tĩnh sẽ lựa chọn xét duyệt những đề tài, dự án có tính ứng dụng cao vào thực tiễn đời sống, sản xuất.

Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 115

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 111


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 980275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59988598