06:05 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông sản đặc thù

Chủ nhật - 15/04/2018 23:28
Thực hiện chương trình xây dựng nhãn hiệu nông sản đặc thù của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với UBND các địa phương tổ chức lựa chọn và đăng ký 16 nhãn hiệu hàng hóa, đồng thời hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất và quản lý dịch bệnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận. Hướng đến sự phát triển, cung ứng sản lượng lớn cho thị trường, các địa phương đã xây dựng các vùng chuyên canh xoài, nhãn, quýt hồng, khoai môn, chanh, sen, ớt... theo điều kiện thổ nhưỡng và kinh nghiệm sản xuất của nông dân.

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất đối với các nông sản được lựa chọn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Từ đòn bẩy đó, đa số các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GAP. Theo thống kê, đối với ngành hàng xoài, đến cuối năm 2017, Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh) đạt chứng nhận GlobalGAP với diện tích 20ha và đạt chứng nhận VietGAP với diện tích 5ha; Tổ hợp tác (THT) trồng xoài xã Tịnh Thới (TP.Cao Lãnh) có diện tích đạt chứng nhận GlobalGAP là 22ha; THT xoài Tân Thuận Tây đạt chứng nhận VietGAP với diện tích 43ha.

Ngoài ra, HTX sản xuất quýt hồng Lai Vung (huyện Lai Vung) cũng đạt chứng nhận VietGAP với diện tích 5ha; THT Quýt đường Lai Vung có 10ha đạt chứng nhận GlobalGAP; HTX chanh An Hiệp (huyện Châu Thành) sở hữu diện tích đạt VietGAP là 46ha, HTX Tân Bình (huyện Thanh Bình) có 20ha đạt chứng nhận VietGAP.

Trong thời gian qua, việc ứng dụng KHKT công nghệ mới vào sản xuất rất được tỉnh quan tâm. Qua đó, góp phần hình thành và phát triển các vùng sản xuất theo hướng chuyên canh tập trung quy mô lớn, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu trong sản xuất của nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành hàng chủ lực.

 Các phương pháp sản xuất tiên tiến được áp dụng và tiếp tục nhân rộng như: ứng dụng công nghệ di truyền trong lai tạo giống mới, phục tráng giống, áp dụng phương pháp nhân giống vô tính; kích thích ra hoa đồng loạt, xử lý ra hoa trái vụ, bao trái, tưới tiết kiệm nước, sử dụng phân bón hợp lý. Đối với công tác quản lý dịch hại, ngành nông nghiệp hướng dẫn nông dân ứng dụng màng phủ nông nghiệp, sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý giá thể, ứng dụng công nghệ GIS trong theo dõi dự tính dự báo dịch bệnh... Qua đó, góp phần kiểm soát các đối tượng dịch hại, bảo vệ sản xuất, tạo ra nông sản sạch an toàn cho người tiêu dùng...

Sở NN&PTNT nhận định, thuận lợi trong thực hiện chương trình xây dựng nhãn hiệu nông sản đặc thù khi UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về quảng bá và phát triển thương hiệu xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, ớt Thanh Bình, cá tra giống huyện Hồng Ngự, khô cá lóc Tràm Chim Tam Nông. Theo đó, ngành nông nghiệp thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất và thực hiện tốt công tác quản lý dịch bệnh. Đồng thời phối hợp với các viện, trường đại học để nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào nuôi trồng.

Không chỉ vậy, các chủ sở hữu nhãn hiệu đã từng bước nhận thức tầm quan trọng và vai trò trách nhiệm của mình nên đã đẩy mạnh công tác quản lý tốt nhãn hiệu. Bên cạnh đó, bộ phận người sản xuất, kinh doanh nhận thấy hiệu quả kinh tế của sản phẩm mang nhãn hiệu đem lại nên họ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý và phát triển nhãn hiệu.

Dù đạt được những kết quả bước đầu nhưng công tác này vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Có thể kể đến chính là sự phối hợp giữa các ngành hữu quan và chủ nhãn hiệu còn hạn chế; diện tích sản xuất nhỏ, rải rác chưa có chính sách, biện pháp hiệu quả trong phát triển và quản lý quy hoạch; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn khiêm tốn. Ngoài ra, các HTX chưa đảm bảo được số lượng hàng hóa lớn để cung cấp theo yêu cầu của đối tác trong việc liên kết trong sản xuất, chậm thay đổi tập quán canh tác. Đây cũng là nguyên nhân khiến mô hình HTX - doanh nghiệp - nông dân thời gian quan chưa đạt như mong đợi.

Nguồn: http://www.baodongthap.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 27377

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 960186

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59968509