20:43 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chế phẩm sinh học lectin chiết xuất từ tỏi làm thuốc BVTV

Chủ nhật - 20/08/2017 09:40
Nhằm giảm thiểu tác động xấu của thuốc BVTV hóa học đến môi trường và hướng đến nền SX nông nghiệp hữu cơ bền vững, tỉnh Khánh Hòa vừa hoàn thành đề tài “Sử dụng chế phẩm sinh học lectin từ cây tỏi làm thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ môi trường”.

Bước đầu thử nghiệm, kết quả đề án đã cho thấy những hiệu quả tích cực.

15-31-55_1
Ruộng lúa sử dụng chế phẩm sinh học lectin ở Quảng Nam phát triển tốt

Đề tài do Sở KH- CN Khánh Hòa chỉ đạo, Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang là cơ quan chủ trì. Thực tế hiện nay khi người dân đang quá lạm dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh, dẫn đến dư lượng các loại thuốc BVTV trên rau và hoa màu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.

Chính vì lý do đó, xu hướng sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để thay thế dần thuốc hóa học đang ngày càng được quan tâm. Theo TS. Huỳnh Kỳ Hạnh, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Khánh Hòa thì chế phẩm sinh học lectin từ tỏi đã được ứng dụng trên cây rau mang lại kết quả rất tốt. Hiện tại, chế phẩm đang thử nghiệm trên cây lúa theo mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở xã Bình Quý (Thăng Bình,Quảng Nam) do Cty CP Hưng Trung Việt (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) triển khai.

Kết quả bước đầu cho thấy mô hình trồng lúa ở cánh đồng xã Bình Quý có phun chế phẩm lectin không tìm thấy các loại sâu rầy phát triển so với các khu vực không phun. Cây lúa phát triển tốt hơn so với các ruộng lúa không phun chế phẩm. Do cây lúa đang trong thời kỳ làm đồng nên chưa tính toán được năng suất và chất lượng để có kết quả so sánh.

“Hiện nay, tỉnh đang sở hữu kết quả của công trình nghiên cứu nhưng nếu đơn vị nào có khả năng đầu tư để sản xuất chế phẩm này với số lượng lớn và hiệu quả thì tỉnh sẽ chuyển giao bản quyền. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tìm cách để giới thiệu sản phẩm này ra rộng rãi, để người dân biết và tin dùng. Khi đầu tư bài bản cùng với lượng khách hàng nhiều thì sẽ tăng được hiệu quả và giá thành sản phẩm cũng sẽ hạ đi”, ông Hạnh nói.


Tác giả bài viết: LÊ KHÁNH - KIM SƠ

Nguồn tin: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228


Hôm nayHôm nay : 46142

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1238391

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58830446