09:10 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn cách nhận biết và xử lý tôm có chứa tạp chất

Thứ ba - 13/08/2019 09:29
Để tăng trọng lượng cho tôm, nhiều gian thương đã bơm nước, rau câu, bơm tạp chất... vào tôm nhằm thu lợi bất chính. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay tạp chất chủ yếu được sử dụng để tăng trọng cho tôm là chất agar (một loại thạch) để bơm vào đầu tôm sau khi thu mua. Agar được chế biến từ rau câu, về bản chất không độc hại nhưng việc bơm chất này vào tôm thường rất bẩn, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặt khác, bơm agar sẽ làm cho thịt tôm bị dập nát khiến chất lượng giảm. Việc bơm agar nhằm tăng trọng lượng và kích cỡ của tôm. Những loại tôm có kích thước từ 15 - 20 con/kg sẽ bán giá cao hơn loại từ 20 - 25 con/kg,… Ngoài ra, tạp chất trong tôm còn có nước muối, thậm chí là bơm glixerin - chất từ thủy phân chất béo vào tôm…gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Để hỗ trợ người tiêu dùng trong việc chọn tôm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và không chứa tạp chất, cần phân biệt được tôm không chứa tạp chất và tôm chứa tạp chất, cụ thể như sau:
  Cách nhận biết tôm có chứa tạp chất:
      1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của tôm
     - Quan sát tổng quát toàn thân cho đến chi tiết từng bộ phận bên ngoài của tôm theo trình tự đầu đến đuôi bao gồm các bộ phận: vùng đầu ức, nắp mang, lá hẹ, thân, vỏ bụng đốt 1 hoặc đốt 3, chân bụng, cánh đuôi, gai đuôi, đặc biệt ở các vị trí vùng đầu ức, nắp mang, đốt thân thứ 3, cánh đuôi và gai đuôi ta thấy:
     + Phần đầu tôm đã bị bơm tạp chất thường bị phù, nắp mang phồng, ngậm nước;
     + Phần thân vỏ bụng ở đốt thứ 1 hoặc đốt thứ 3 tính từ đầu xuống bị trương phồng, ngậm nước, đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm căng mất tự nhiên;
     + Phần đuôi có gai đuôi vểnh lên, cánh đuôi xòe;
     - Các biểu hiện điển hình bên ngoài của tôm có tạp chất và hình minh họa:
 
 


                  H1.  So sánh bề ngoài tôm có tạp chất và tôm không có tạp chất
 
    H2. Tôm có tạp chất phù đầu xoè đuôi           
 

   H3. Thân tôm có tạp chất giãn đốt
 

            H4. Tôm có tạp chất xòe đuôi      
          

     H5. Tôm có tạp chất gai đuôi vểnh
    
  2. Kiểm tra sau khi bóc vỏ đầu ức:
     - Cầm tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu, dùng mũi dao nhọn khéo léo lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên để làm lộ xoang đầu ức. Quan sát tình trạng xoang đầu ức có đọng chất dịch khả nghi, có mùi lạ hay không hay không.       
Description: image038
H6. Tôm tự nhiên không có dịch nhờn

H7. Xoang đầu ức không có tạp chất khô ráo
 

H8. Xoang đầu ức chứa tạp chất có dịch nhờn
 

H9. Xoang đầu ức chứa tạp chất có mùi lạ
 
 
3. Kiểm tra cơ thịt tôm đã bóc vỏ:
     - Dùng tay kiểm tra chất dịch bám trên phần cơ thịt thân tôm để phát hiện những biểu hiện bất thường (mức độ dính, nhớt), nếu có; quan sát vẻ bề ngoài của thân tôm, đặc biệt ở các đốt thịt thứ 3, 4 và 6 xem có biểu hiện của sự phù nề các đốt cơ hay không.
     - Ở những mẫu tôm bị bơm tạp chất với liều lượng lớn, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề. Dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ có biểu hiện bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.
 

H10. So sánh tôm có tạp chất và tôm không có tạp chất 
 

    H11. Cơ thịt tôm có tạp chất bị phù nề        
 
    H12. Tạp chất đùn ra khi lấy tay nặn        
Xử lý tôm có tạp chất
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện tôm bị nhiễm tạp chất, người tiêu dùng kiên quyết không mua, không sử dụng, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, người cung cấp thông tin sẽ được cơ quan chức năng giữ bí mật.
Các tổ chức, cá nhân có hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng (Quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm). Nếu phát hiện tạp chất đưa vào tôm là chất cấm thì thì người vi phạm có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm (theo Điều 317, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13)./.
Theo Như Quỳnh/sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212


Hôm nayHôm nay : 40815

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 754776

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59763099