09:29 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lần đầu tiên tạo ra trái tim cấy ghép trên người bằng công nghệ 3D

Thứ bảy - 04/05/2019 03:34
Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv (Israel) đã ứng dụng thành công công nghệ in ba chiều (3D) để tạo ra một quả tim có cả mô và mạch máu để cấy ghép trên cơ thể người.
 
Quả tim có kích thước bằng quả anh đào

Tại buổi công bố diễn ra ngày 15/4 ở Đại học Tel Aviv, trưởng nhóm nghiên cứu Tal Dvir đã cho mọi người cùng chiêm ngưỡng một trái tim có kích thước bằng một quả anh đào, được đựng trong một khối chất lỏng.

Theo ông Tal Dvir, quả tim có đầy đủ các tế bào, mạch máu và tâm thất. Trước đây, đã từng có một nhóm các nhà khoa học chế tác thành công một quả tim bằng công nghệ in 3D nhưng nó không có các tế bào hoặc mạch máu.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định vẫn còn nhiều thách thức trước khi quả tim có thể hoạt động hoàn toàn và sẵn sàng để cấy ghép cho bệnh nhân. Các nhà khoa học sẽ phải "huấn luyện" nó hoạt động như một quả tim thật rồi mới thử nghiệm trên cơ thể động vật.

Theo ông Dvir, có thể trong 10 năm nữa, ở các bệnh viện tốt nhất trên thế giới sẽ có thiết bị chế tác nội tạng bằng công nghệ in 3D và hoạt động này sẽ được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, các bệnh viện có thể bắt đầu thử nghiệm với các cơ quan nội tạng có cấu trúc đơn giản hơn quả tim.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới và cấy ghép hiện là lựa chọn duy nhất dành cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, số lượng người hiến tim rất hạn chế và nhiều bệnh nhân đã tử vong trong quá trình chờ đợi.

Bởi vậy, công nghệ in 3D để tạo ra một quả tim có thể cấy ghép được thực sự là một bước đột phá lớn của y học, mở ra triển vọng trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng.

In 3D, hay còn gọi công nghệ chế tạo đắp lớp, là quá trình tạo ra vật thể thật trong không gian 3 chiều với vật liệu được đắp lên và hình thành theo sự điều khiển của máy tính.

Chỉ với một bản vẽ kỹ thuật 3 chiều, công nghệ in 3D sẽ tạo ra các sản phẩm chi tiết mang đầy đủ yêu cầu và hình dáng mong muốn.

Vũ Phong/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 44163

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 807365

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59815688