23:54 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Máy sấy mực bằng năng lượng mặt trời

Thứ năm - 31/10/2019 03:35
Máy sấy khô mực 1 nắng bằng năng lượng mặt trời vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, sản phẩm còn được nâng cao giá trị bởi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đồng thời giảm thất thoát sau thu hoạch.
12-23-28_1
Vợ chồng chủ cơ sở chế biến hải sản Hương Thanh bên chiếc máy sấy mực.

Sản phẩm mực khô 1 nắng là món ăn đặc sản của người dân miền Trung, rất hấp dẫn với du khách 4 phương, được các doanh nghiệp thu mua mạnh để xuất khẩu. Tuy nhiên, với phương thức chế biến mực khô 1 nắng của các hộ gia đình, cơ sở SX tại Bình Định khó lòng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, nhất là khâu đảm bảo VSATP.

Từ đó dẫn đến giá trị sản phẩm sụt giảm, làm mất lòng tin của người tiêu dùng đối với món ăn đặc sản, ảnh hưởng đến thu nhập của những hộ ngư dân và cơ sở chế biến thủy sản khô. Xuất phát từ thực tế trên, TS Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công máy sấy mực 1 nắng bằng năng lượng mặt trời.

Theo TS Vinh, mỗi năm ngư dân có 2 mùa vụ khai thác mực. Từ tháng 1 đến tháng 6, khai thác mực ở ngư trường phía Bắc, từ tháng 7 đến tháng 12 khai thác ngư trường phía Nam. Mùa câu mực khơi xa bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 9 hàng năm. Thời gian 1 chuyến biển câu mực khơi từ 20 – 25 ngày. Ngoài ra, tại các vùng ven biển, ngư dân còn sử dụng tàu cá công suất nhỏ, kết hợp ánh sáng để câu mực bằng tay hoặc mành chụp, chiều đi sáng về bờ bán sản phẩm.

“Tại Bình Định, sản lượng mực khai thác hàng năm bình quân đạt khoảng 6.000 tấn khô/năm, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do chất lượng kém nên sản phẩm mực có giá trị thấp”, TS Vinh cho biết.

Hiện nay, hầu hết mực sau khi khai thác được ngư dân chế biến bằng cách phơi khô trực tiếp trên các vỉ được đan bằng tre đặt trên tàu cá; hoặc bảo quản tươi rồi đem vào bờ, sau đó phơi tại các sân bãi hoặc trên bãi biển. Sấy mực khô bằng nắng mặt trời khá phổ biến.

Ưu điểm của phương pháp này là có chi phí rất rẻ. Tuy nhiên, mực dễ bị bẩn do bụi, cát, ruồi..., lại phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, tốc độ sấy rất chậm nếu thời tiết âm u, thêm vào đó độ ẩm cao sẽ khiến mực dễ bị nấm mốc phát triển. Trong điều kiện mưa gió hoặc trời không có nắng, mực đánh bắt được không thể phơi nắng, trong 1 ngày sẽ bị biến đổi màu, hư hỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, giá trị sản phẩm.

12-23-28_3
Máy sấy cho ra sản phẩm mực 1 nắng rất đẹp.

Máy sấy mực 1 nắng do TS Trần Văn Vinh chế tạo rất đơn giản. Vật liệu khung xương, vỏ bên ngoài được làm bằng inox để không bị gỉ sét do tác động của muối, nước biển và không khí ẩm, có tổng diện tích khoảng 3m2.

Buồng sấy khô kín, đảm bảo che ánh sáng mặt trời, mưa và ngăn ruồi, bọ gậy. Buồng sấy được bố trí số vỉ đảm bảo cho khoảng 40kg sản phẩm mực tươi/mẻ. Hệ thống vỉ sấy cũng được làm bằng inox không gỉ, sử dụng lưới cước chịu nhiệt và thoát nước nhanh. Mỗi vỉ đảm bảo phân bố và số lượng khoảng 5kg mực tươi/vỉ.

Hệ thống điều khiển điện gồm 2 tấm panel nhận năng lượng mặt trời được đặt trên giá đỡ bằng vật liệu inox, 1 tấm đặt phía bên trái máy sấy và 1 đặt phía sau. Bên trong buồng bẫy nhiệt bố trí bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời, có thể dùng trực tiếp cho thiết bị và sạc cho ắc quy với dòng điện một chiều 12V, 1 bình ắc quy lưu trữ và sử dụng cho máy có dung lượng 12V-200AH.

“Thời gian sấy khô cho một mẻ mực từ 4 – 5 giờ, đảm bảo hoạt động vào ban đêm hoặc khi trời thiếu nắng, rất dễ sử dụng, an toàn cho người lao động. Đặc biệt là đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm”, TS Trần Văn Vinh cho hay.

Cơ sở sản xuất và chế biến hải sản Hương Thanh ở xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) đã sử dụng máy sấy mực 1 nắng từ tháng 9 năm 2018 đến nay. Bà Mai Thị Hương, chủ cơ sở, cho biết: “Sấy bằng máy mực rất trắng, không đổi màu, thịt mực ngọt và dẻo. Mực khô rất đồng đều và đảm bảo VSATTP, năng suất tăng gấp 2 lần và giảm đến 50% nhân công so với làm truyền thống. Trước đây, mỗi tháng cơ sở của tôi sản xuất chỉ 30kg mực, từ khi sử dụng máy năng suất tăng gấp đôi”.

Cũng theo bà Hương, theo cách làm truyền thống thì người SX phải chịu mức tổn thất 10%, nhưng khi sử dụng máy sấy thì mức tổn thất ấy không còn. Thời gian mực khô trước đây mất đến 8 tiếng đồng hồ, giờ chỉ còn 5 tiếng, giảm được 3 tiếng.

12-23-28_4
Đến tham quan, học tập các sử dụng máy sấy mực 1 nắng tại cơ sở chế biến hải sản Hương Thanh.
“Máy sấy này không chỉ áp dụng cho mực 1 nắng mà có thể sử dụng cho các loại sản phẩm hải sản khô khác. Máy nhiều công dụng nhưng giá thành phù hợp, chỉ khoảng 35 triệu đồng”, bà Mai Thị Hương cho biết.
Theo DƯƠNG LAM/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 988262

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59996585