18:57 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phải tự đổi mới khoa học công nghệ

Thứ tư - 03/10/2018 05:57
“Cần định hướng để các nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) chăn nuôi, thú y thực sự hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, địa phương, người sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng”, đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh.

Những đóng góp không nhỏ

Ngày 29/8/2018 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ chuyên ngành chăn nuôi - Thú y giai đoạn 2013 - 2017. Tại Hôị nghị, nhiều đề tài nghiên cứu đuợc hội đồng khoa học đánh giá cao về tính khoa học và khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn sản xuất. 

C.P. Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đầu tư mạnh vào công nghệ Ảnh: C.P.
C.P. Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đầu tư mạnh vào công nghệ Ảnh: C.P.
  

TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã phát triển, trở thành một ngành sản xuất quan trọng, cung cấp cho thị trường các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đưa Việt Nam từ chỗ thiếu thực phẩm đến nay đã cung cấp đủ và dư thừa cho tiêu dùng trong nước, một số sản phẩm đã được xuất khẩu. Có được thành công đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của KHCN. Nhờ ứng dụng các giống mới, tiến bộ kỹ thuật… vào sản xuất đã giúp nâng cao năng suất chất lượng giống vật nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Hiện nay, các đề tài nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học để phát triển và sản xuất thương mại các loại vaccine thế hệ mới; Xây dựng mô hình chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ và trang trại để nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất chăn nuôi. 

Có thể thấy, các nghiên cứu KHCN trong chăn nuôi, thú y giai đoạn 2013 - 2018 đã đạt được những thành công nhất định. Theo báo cáo của Vụ KHCN và Môi trường (Bộ NN&PTNT), trong giai đoạn 2013 - 2018, thông qua thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm, các nhà khoa học đã chọn tạo cũng như giới thiệu vào sản xuất nhiều tiến bộ, giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao. 

Cụ thể, trong lĩnh vực chăn nuôi đã có 41 tiến bộ kỹ thuật được Bộ công nhận, 11 sản phẩm được trao giải thưởng Bông lúa Vàng năm 2012, 2015; 6 sản phẩm được trao Danh hiệu “Sản phẩm Vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam năm 2016”… 

Trong lĩnh vực thú ý, đã có 6 tiến bộ kỹ thuật được Bộ công nhân giai đoạn 2013 - 2016. Ðã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất 7 loại vaccine như: Tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả heo đông khô, vaccine viêm gan vịt - ngan nhược độc đông khô… Bên cạnh đó đã nghiên cứu thành công và chuyển giao vào sản xuất các chủng giống virus để sản xuất vaccine phòng cúm gia cầm và bệnh tai xanh. Ðã xây dựng được danh mục giống virus gia cầm A/H5N1, Gumboro, New Catsle… 

  

Thúc đẩy hơn nữa

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: “Năm 2018, Thủ tướng giao ngành nông nghiệp phải đạt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD. Hiện toàn ngành đang rất nỗ lực. Lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp đang rất tốt. Trồng trọt sản xuất tốt nhưng giá chưa tốt. Chúng ta đã hình thành được 10 nhóm nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, trong đó có 5 nhóm nông sản trên 3 tỷ USD. Riêng chăn nuôi, xuất khẩu chưa được nhiều, tuy nhiên đã bắt đầu khởi sắc với giá trị xuất khẩu đạt 360 triệu USD tính đến thời điểm hiện tại. Hy vọng sắp tới, chăn nuôi cũng là một ngành đóng góp trên 1 tỷ USD”. 

“Nông nghiệp hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức cả nội tại lẫn khách quan, trong đó có 3 vấn đề cần chú ý. Thứ nhất là tác động của biến đổi khí hậu. Thứ hai là hội nhập tạo nhiều lợi thế cơ hội nhưng cũng mang đến nhiều thách thức, đó là sự cạnh tranh khốc liệt. Vấn đề mở cửa thị trường rất khó khăn vì các nước đều dựng các hàng rào thương mại và kỹ thuật để hạn chế. Thứ ba là nền sản xuất của chúng ta còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết vì thế năng suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ tháng 6/2013. Ðến nay đã được 5 năm và hiện đã có những kết quả nhất định. Ðể đảm bảo thành công của tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp đã xác định hai giải pháp mang tính chất trụ cột. Thứ nhất là KHCN, chúng ta phải đẩy mạnh KHCN để chuyển giao KHCN, ứng dụng KHCN mới được vào sản xuất, chỉ có như thế mới nâng cao được hiệu quả. Thứ hai là tổ chức lại sản xuất. Chúng ta không thể có một nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở sản xuất manh mún như hiện nay được. Do đó phải tổ chức lại, trong đó lấy doanh nghiệp là đầu tàu, dẫn dắt phát triển quy mô lớn và chuỗi giá trị. Vì thế, Bộ NN&PTNT rất quan tâm để tăng cường hơn nữa hoạt động KHCN phục vụ tái cơ cấu, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi và thú y”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh. 

Hội nghị Khoa học lần này cũng đã tổ chức được một số gian hàng giới thiệu các sản phẩm (thịt, trứng, sữa, con giống, vaccine, thuốc thú y…) là kết quả nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Viện Chăn nuôi và các doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh

Nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh KHCN

Tôi luôn luôn coi chăn nuôi là lĩnh vực còn nhiều cơ hội, tiềm năng vì nhu cầu xã hội còn nhiều, bình quân tiêu thụ thịt, trứng, sữa trên đầu người còn thấp, ngay cả thị trường nội địa cũng còn nhu cầu cao. Trong tái cơ cấu, chăn nuôi là lĩnh vực đi đầu, doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi mạnh hơn các ngành khác. Chúng ta thấy có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khổng lồ như TH True Milk, Vinamilk, Minh Dư… Những yếu tố khác biệt trên vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức cho các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp hiện nay khi họ đã đầu tư rồi thì họ có rất nhiều công nghệ hiện đại mà nếu chúng ta không tự đổi mới, không tiếp cận được thì rất khó hòa nhập vào và chuyển giao được KHCN. 

  

TS Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&Môi trường

Coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp

Mặc dù công tác nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi, thú ý đã được những thành tựu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, mục tiêu hướng đến trong giai đoạn tiếp theo là đẩy mạnh công tác nghiên cứu KHCN chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; Xã hội hóa hoạt động nghiên cứu khoa học trong chăn nuôi để mọi thành phần kinh tế đều được tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ chăn nuôi, trong đó, cần coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng của các doanh nghiệp… 

  Phương Ngọc/nguoichannuoi.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 979686

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59988009