17:50 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cường các biện pháp quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh trên thuỷ sản nuôi

Thứ bảy - 02/06/2018 01:16
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, trong những ngày tới, thời tiết khu vực Bắc Trung Bộ có sự biến động thất thường, ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào. Những cơn mưa rào thường mang theo axit, các chất ô nhiễm trong không khí và mùn bã hữu cơ trên bờ trôi dạt xuống ao, làm biến động đột ngột một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, oxy,… và làm giảm sức đề kháng của thuỷ sản nuôi. Bên cạnh đó, theo kết quả quan trắc môi trường, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm tập trung Hà Tĩnh của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thuỷ sản miền Bắc trong thời gian gần đây đã phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh hoại tử gan tuỵ cấp (AHPND) trong nguồn nước nuôi tôm và tôm nuôi. Mẫu tôm của các hộ nuôi giám sát đều dương tính với mầm bệnh đốm trắng (WSSV) và AHPND; hàm lượng NO2- trong nước một số ao nuôi cao hơn giới hạn cảnh báo và các ao nuôi đều bị ô nhiễm hữu cơ.
Để hạn chế tác động xấu do thời tiết biến động thất thường, ổn định môi trường ao nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh thuỷ sản bùng phát, sau đây xin khuyến cáo đến người nuôi một số biện pháp quản lý môi trường ao nuôi thuỷ sản và biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thuỷ sản miền Bắc:   
1. Biện pháp kỹ thuật ổn định môi trường, nâng cao sức đề kháng cho thuỷ sản nuôi  
* Đối với tôm nuôi: 
- Kiểm tra pH thường xuyên khi thay đổi thời tiết, duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 -8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị, cụ thể như sau: 
+ Nếu pH giảm thấp thì sử dụng vôi dolomit với liều lượng 0,5 -1 kg/100 mvào thời điểm 21-24 h. 
+ Nếu pH > 8,5 có thể dùng đường cát với liều lượng 0,3 kg/1.000 m3 hoặc dùng chế phẩm sinh học hoặc có thể giảm pH bằng cách thay bớt nước. 
+ Nếu pH biến động lớn trong ngày trên 0,5 đơn vị thì bón dolomit với liều lượng 1-2 kg/100 mđể tăng độ cứng và hệ đệm nước ao.
- Duy trì mực nước trong ao từ 1,5 m trở lên để nhiệt độ ao nuôi ổn định, đồng thời tạo rãnh thoát nước và bón vôi quanh bờ ao trước và sau khi trời mưa nhằm phòng tránh hiện tượng pH, độ mặn và độ kiềm trong ao giảm đột ngột khi trời mưa;
- Khi trời mưa nhiều, xả bớt nước tầng mặt để giảm nguy cơ độ mặn giảm đột ngột và nguy cơ tràn cống thoát nước gây thất thoát tôm nuôi;
- Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung vitaminC, khoáng, vi sinh đường ruột, chất bổ gan trộn vào thức ăn cho tôm;
- Thường xuyên theo dõi biến động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, độ kiềm và độ mặn để kịp thời xử lý khi phát hiện sự biến động bất thường;
- Chuẩn bị nước sạch trong ao lắng để cung cấp hoặc thay thế một phần ao nuôi khi cần thiết; Bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp hơn 1,5m hoặc thay nước khi các thông số môi trường nằm ngoài giới hạn thích hợp hoặc khi nước ao nuôi có màu xanh đậm, vàng đậm, đen hoặc có nhiều váng bọt nổi trên mặt nước.
- Tăng cường sục khí để cung cấp oxy cho tôm nuôi và tránh sự phân tầng nhiệt;
- Kiểm tra lượng thức ăn, tránh dư thừa trong ao vì khi thời tiết âm u, tôm thường có hiện tượng giảm hoặc bỏ ăn;
- Thường xuyên quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tuỵ và phân tôm hàng ngày hoặc khi màu nước thay đổi bất thường hoặc mưa kéo dài để kiểm tra sức khoẻ tôm nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Tôm khoẻ là tôm búng mạnh, bơi nhanh, có màu sắc bóng đẹp, đường ruột đầy và liên tục, nhìn rõ khối gan tuỵ, không bị tổn thương hay ký sinh trùng nào bám trên cơ thể.
* Đối với vùng nuôi ngao tập trung: 
- Vệ sinh ngay mặt bãi, vây cọc, tu sửa chân vây lưới, tạo sự thông thoáng cho nước triều lên xuống, làm phong phú nguồn thức ăn cho ngao;
- San thưa mật độ ngao dồn vào chân vây phía cuối hướng gió hoặc dòng chảy, tránh để hiện tượng ngao dồn mật độ cao vào chân vây kéo dài trong điều kiện môi trường bất lợi, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ ngao nuôi;
- Chủ động theo dõi, kiểm tra các diễn biến của ngao, thực hiện tốt việc khai thông các vùng nước đọng,  tránh hiện tượng ứ đọng nước ngọt cục bộ kéo dài làm chết ngao nuôi.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động của ngao nuôi, nhằm kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường. Khi phát hiện hiện tượng bất thường, phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp ứng phó kịp thời.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động của ngao nuôi, nhằm kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp ứng phó kịp thời.
* Đối với vùng nuôi cá rô phi:
- Thả 1/3 diện tích bèo để tạo bóng mát cho cá và hấp thu kim loại.
- Duy trì mực nước trong ao trên 1,5 m để hạn chế sự biến động nhiệt độ, pH trong nước ao nuôi;
- Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày;
- Sử dụng máy bơm nước, máy quạt nước từ 10 giờ đêm đến  4 giờ sáng để tăng hàm lượng oxy hoà tan trong ao;
- Cho cá ăn vào sáng sớm và chiều mát; giảm từ 5-10% lượng thức ăn cho cá vào những ngày nắng nóng;
- Bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá với liều lượng 3 g/kg thức ăn.
- Tuyệt đối không xả thải phân chuồng trực tiếp xuống ao; hàng tuần nên dùng vôi bột hoà tan tạt đều khắp ao vào buổi chiều mát để khử trùng nguồn nước và ổn định pH trong ao với hàm lượng 2-4 kg vôi bột /100 m3 nước.
2. Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi
- Phun khử trùng bờ ao nuôi bằng hoá chất khử trùng;
- Hạn chế người không có nhiệm vụ đi vào cơ sở nuôi. Người chăm sóc, quản lý cơ sở nuôi hạn chế sang cơ sở bị bệnh hoặc tôm chết chưa rõ nguyên nhân; trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).
- Tuyệt đối không lấy thêm nước từ ngoài hệ thống cấp nước chung vào ao nuôi khi chưa xác định được nguồn nước an toàn.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định độ pH và độ kiềm, giảm hàm lượng khí độc H2S, NH3,  NO2-và kiểm soát mật độ vi khuẩn vibrio (Lưu ý: khi dùng chế phẩm sinh học thì ngừng cho tôm ăn từ 1-2 ngày);
- Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá,… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao;
- Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng vi lượng để tăng sức đề kháng cho tôm;
- Đối với cơ sở, hộ nuôi được Trung tâm cảnh báo trực tiếp về kết quả dương tính với AHPND trong nước ao nuôi và dương tính với mầm bệnh WSSV, AHPND trên tôm nuôi, yêu cầu tuyệt đối không tháo nước ra ngoài môi trường và cần ngừng cho tôm ăn 1-2 ngày, sau đó cho tôm ăn hạn chế bằng 10% định mức hàng ngày, rồi tăng dần đến khi đạt định mức bình thường trong vòng 7-10 ngày. Theo dõi chặt chẽ tình trạng  sức khoẻ tôm và báo ngay với cơ quan chuyên môn khi tôm có dấu hiệu bất thường.
- Đối với ao nuôi có hàm lượng NO2cao, hộ nuôi cần tăng cường sục khí oxy đặc biệt vào thời điểm sáng sớm đồng thời xác định chính xác khẩu phần thức ăn bằng cách sử dụng sàng để kiểm tra, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh hiện tượng thừa thức ăn dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định độ pH và độ kiềm, giảm hàm lượng khí độc  H2S, NH3,  NO2- ;
- Đối với ao nuôi có hàm lượng vi khuẩn Vibrio tổng số cao vượt giới hạn cho phép, cơ sở nuôi có thể áp dụng một số biện pháp theo khuyến cáo sau:
1) Quản lý thức ăn tốt, không cho tôm ăn thừa thức ăn, có thể giảm 10% lượng thức ăn cho tôm trong thời gian 2-3 ngày;
2) Tăng cường vệ sinh/siphon đáy ao kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học EM để hàm lượng vi khuẩn Vibrio tổng số trong các ao nuôi;
3) Tăng cường quạt khí về đêm và sáng sớm nhằm đảm bảo đủ khí oxy trong ao, đáp ứng đủ nhu cầu của tôm nuôi và các phản ứng hoá học xảy ra trong ao nuôi;
4) Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng vi lượng để tăng sức đề kháng cho tôm./.

Tác giả bài viết: Theo sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: môi trường, nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 772547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59780870