15:45 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển khai công tác quan trắc môi trường đầu vụ nuôi tôm năm 2020

Thứ hai - 30/03/2020 03:26
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Nuôi trồng thuỷ sản năm 2020, hướng dẫn và khuyến cáo các hộ dân công tác chuẩn bị tốt ao hồ và phòng trừ dịch bệnh đầu vụ nuôi tôm, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản miền Bắc, Phòng Nông nghiệp/phòng Kinh tế các huyện, thị xã ven biển và thành phố Hà Tĩnh tiến hành quan trắc môi trường, thu mẫu tôm tự nhiên để kiểm tra mầm bệnh virut ở một số vùng nuôi tôm tập trung trong toàn tỉnh. Từ đó đưa ra hướng dẫn và khuyến cáo các hộ dân công tác chuẩn bị ao hồ nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường tại 35 vùng nuôi tôm tập trung, thu 35 mẫu tôm tự nhiên để kiểm tra mầm bệnh đốm trắng và hướng dẫn cụ thể đến các hộ dân biện pháp kỹ thuật cải tạo ao hồ.
Tại thời điểm kiểm tra về cơ bản các vùng nuôi đều bắt đầu tiến hành cải tạo ao hồ như tháo nước, nạo vét đáy ao, phơi ao, tu sửa cống, bờ ao,... để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm năm 2020.
 Các vùng nuôi trên cát trên địa bàn toàn tỉnh có cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm khá đồng bộ từ hệ thống điện, ao chứa lắng, kênh cấp thoát, giao thông, đảm bảo nuôi tôm thâm canh như vùng nuôi Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Liên, Cương Gián (Nghi Xuân), Thạch Trị (Thạch Hà), Kỳ Phương, Kỳ Nam (TX. Kỳ Anh),... Một số hộ nuôi trên cát tại các vùng như Xuân Phổ, Cương Gián (Nghi Xuân);  Kỳ Nam, Kỳ Phương (Thị xã Kỳ Anh) đã đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi tôm trong nhà, nuôi tôm 2-3 giai đoạn theo công nghệ cao. Tuy nhiên, một số vùng nuôi trên cát tại Cẩm Hòa, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên), có một số hộ nuôi sau nhiều năm nuôi thua lỗ nên đầm tư cầm chừng, cơ sở hạ tầng xuống cấp (bờ ao sạt lở, bạt rách, trang thiết bị như dàn quạt, máy bơm hư hỏng nặng).

 
 Một số vùng nuôi như vùng Đồng Khẩu (Kỳ Ninh), Tiểu Láng (Kỳ Hà) Thị xã Kỳ Anh hầu đã được nâng cấp vỗ bờ xi măng đảm bảo nuôi thâm canh. Tuy nhiên, các vùng nuôi tôm này hiện chưa có trạm điện hạ thế để phục vụ sản xuất, các hộ nuôi tôm đang phải đấu nối nguồn điện dân sinh để phục vụ sản xuất.
           Hệ thống ao hồ một số hộ tại vùng nuôi Thạch Hưng, Đại Nài (TP Hà Tĩnh); Cương Gián ( Huyện Nghi Xuân); Kỳ Trinh (TX. Kỳ Anh), Bắc Hải - Kỳ Hải (Huyện Kỳ Anh)... ao hồ nuôi cạn, độ sâu mực nước chỉ đạt: 0,9 - 1,0m, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chưa có hệ thống điện lưới, giao thông đi lại khó khăn,... Các vùng nuôi ao đất xã Đan Trường, Xuân Hội (Nghi Xuân), Eo Bù (Kỳ Ninh), Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh),... ao hồ có diện tích quá lớn giao động từ 1 - 3 ha, độ sâu không đồng nhất công tác cải tạo ao đầm khó khăn. Những vùng này chỉ phù hợp hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi xen ghép. Để nâng cao hiệu quả nuôi tôm trong thời gian tới, cần cải tạo, nâng cấp hệ thống ao hồ đảm bảo phục vụ sản xuất.
           Một số vùng nuôi ao đất tại Hộ Độ, Thị trấn Lộc Hà (Lộc Hà), Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên).... nhiều hộ đã nâng cấp hệ thống ao nuôi như xây dựng hệ thống bể để nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi tôm trong nhà.  Mô hình nuôi tôm trong bể đã mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thế nhiều hộ trên địa bàn đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, đầu tư nâng cấp nuôi theo hình thức này.
Ngày 18/3/2020, Chi cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 83/TS-NTTS thông báo kết quả kiểm tra quan trắc môi trường các vùng nuôi tôm đầu vụ nuôi năm 2020, khuyến cáo người nuôi các biện pháp kỹ thuật cải tạo ao hồ và phòng trừ dịch bệnh, cụ thể như sau:
- Thời kỳ này hầu hết các hộ nuôi đang tiến hành cải tạo ao chuẩn bị thả giống, đề nghị các hộ nuôi thực hiện cải tạo ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Chú ý tu sửa bờ ao, cống lấy nước để hạn chế hư hỏng, sạt lở làm thất thoát sản phẩm trong điều kiện mưa lớn và bão lũ xảy ra. Cấp nước vào ao lắng lọc vào thời điểm đỉnh triều qua túi lọc, sau đó xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp cho ao nuôi. Xử lý nước phải đảm bảo các thông số môi trường có giá trị nằm trong giới hạn cho phép trước khi thả giống.
- Thời tiết những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 đang diễn biến phức tạp, gió mùa lạnh kết hợp với mưa phùn, có những thời điểm nắng nóng ban ngày nhiệt độ cao, ban đêm nhiệt độ xuống thấp kết hợp sương muối ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đối tượng nuôi. Vì thế đối với những ao đã xuống giống bà con nên lưu ý công tác quản lý môi trường ao nuôi, duy trì mực nước trong ao cao (1,3-1,5 m) để hạn chế biến động nhiệt độ và các yếu tố môi trường kết hợp với tăng cường quạt nước hạn chế phân tầng nước và cung cấp oxy hòa tan đảm bảo cho tôm phát triển. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chất dinh dưỡng như Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng chất,... Kiểm tra sức khỏe tôm hàng ngày bằng việc quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cân nhắc thời điểm thả giống thích hợp, hạn chế tác động xấu của thời tiết giao mùa; đồng thời lựa chọn con giống có chất lượng, uy tín thương hiệu trên thị trường về thả nuôi, tuyệt đối không lấy giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch về thả nuôi.
          - Một số vùng nuôi lấy mẫu tôm tự nhiên đầu vụ kiểm tra đã bị nhiễm vi rút đốm trắng như ao nuôi  hộ ông Nguyễn Tông Dâng ở vùng nuôi Bãi Màng, Thị trấn Thiên Cầm (Huyện Cẩm Xuyên); hộ ông Nguyễn Văn Hòa vùng nuôi Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh); hộ ông Nguyễn Văn Yên, vùng nuôi Nam Hải, xã Kỳ Hải và hộ ông  Võ Xuân Vị vùng nuôi Đập Họ xã Kỳ Thư (Huyện Kỳ Anh). Để đảm bảo vụ nuôi an toàn, đề nghị các hộ nuôi nằm trong các khu vực này nên lưu ý cải tạo môi trường ao nuôi thật kỹ, sử dụng hóa chất Chlorin với nồng độ 30ppm để xử lý ao hồ, khu vực kênh mương cấp nước nhằm đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh trước khi thả giống.
          - Đối với những  ao nuôi lấy nước vào độ sâu trung bình đạt 0,8-1,0 m cần có phương án hạ cốt đáy ao xuống, đắp cao bờ ao nhằm đảm bảo mức nước lấy vào ao khi nuôi tôm đạt >1,2 m, giảm thiểu sự biến động các yếu tố môi trường trong những lúc thời tiết biến động mạnh, nắng nóng kéo dài.
          - Một số hộ nuôi ở các vùng như Thạch Mỹ, Thị trấn Lộc Hà, Xuân Trường (Nghi Xuân),Thạch Hưng, Đại Nài (TP Hà Tĩnh), vùng Đập Đuồi - Kỳ Thọ (Kỳ Anh),... được đầu tư từ chương trình 224, diện tích ao hồ quá lớn ao động từ 1 - 3 ha cần có phương án đầu tư, chia nhỏ  ao nuôi thành các ao diện tích 2.000 - 5.000 m2/ao để dễ quản lý trong quá trình nuôi./.
 Theo Trần Hương/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 46142

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1225165

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58817220