00:24 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển vọng mới từ loài móng tay dày

Thứ năm - 07/09/2017 07:59
Đề tài khoa học “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm móng tay dày” vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh nghiệm thu và đánh giá cao. Đề tài đang kỳ vọng góp phần đa dạng nguồn lợi hải sản ở tỉnh.
 

Học viên được hướng dẫn thu hoạch giống và đóng túi vận chuyển

Học viên được hướng dẫn thu hoạch giống và đóng túi vận chuyển 

Nghiên cứu thành công

Thạc sĩ Trần Trung Thành - Phó Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cho biết, móng tay dày là động vật thân mềm, hai mảnh vỏ, phân bố từ Vạn Ninh đến Cam Ranh. Thịt móng tay dày thơm ngon, có giá trị kinh tế cao (giá bán từ 450.000 đến 550.000 đồng/kg) nên có nguy cơ bị khai thác triệt để. Đây lại là loại ăn lọc, thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ nên có tác dụng làm sạch môi trường sinh thái biển. Vì vậy, việc nghiên cứu và sản xuất thành công giống và nuôi thương phẩm móng tay dày không những tăng thêm đối tượng nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần vào việc tái tạo, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, giảm áp lực khai thác và duy trì hệ sinh thái biển ven bờ theo hướng bền vững. Từ những thành công ban đầu trong thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo móng tay dày của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Sở KH-CN tỉnh đã đặt hàng cho viện thực hiện đề tài trên với mục tiêu phát triển thêm nghề nuôi mới cho ngư dân.

Qua 2 năm thực hiện (từ tháng 7-2015 đến tháng 7-2017) với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng, các nhà khoa học đã nắm bắt rõ đặc điểm sinh sản của móng tay dày, đồng thời nghiên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật để xác định mật độ ương nuôi thích hợp… Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã phác thảo được quy trình nhân giống móng tay dày và thử nghiệm sản xuất giống. Mô hình nuôi thử nghiệm đã sản xuất thành công 50.000 con giống cỡ 2 - 3mm và 5.000 con giống cỡ 10 - 15mm. Từ đó, các nhà khoa học đã chuyển giao cho 2 mô hình nuôi thương phẩm tại đầm Nha Phu và đầm Thủy Triều với diện tích 500m2 mô hình.

Mở ra triển vọng mới

Theo ông Đặng Tri Thông - chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, móng tay dày có phân bổ ở huyện Vạn Ninh, tuy nhiên rất ít. Hiện nay, người dân cũng muốn phát triển nuôi trồng loại này nhưng chưa có nguồn giống. Đề tài nên nghiên cứu sâu hơn về những vùng biển phù hợp với điều kiện phát triển của con giống này để tránh gây thiệt hại cho người dân khi áp dụng nuôi thương phẩm. 

Kích thích cho móng tay bố, mẹ sinh sản

Kích thích cho móng tay bố, mẹ sinh sản 

Theo đánh giá của Hội đồng KH-CN tỉnh, đề tài đã tìm ra thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị cao, có thể phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Móng tay dày có tính ưu việt cao hơn hẳn so với các đối tượng thủy sản khác như: sản xuất giống có chi phí thấp; nuôi thương phẩm không tốn chi phí thức ăn, lợi nhuận kinh tế cao. Kết quả đề tài sẽ tạo ra một nghề nuôi mới, giúp đa dạng đối tượng nuôi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, có thể tận dụng các trại sản xuất giống tôm đã đóng cửa do thua lỗ để sản xuất giống nhân tạo móng tay dày. Đồng thời, góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản, cải thiện chất lượng môi trường nuôi. “Các cơ quan như: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH-CN Khánh Hòa, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Chi cục Thủy sản tỉnh nên sử dụng kết quả nghiên cứu để triển khai cho các hộ sản xuất chủ động trong việc nhân giống và nuôi thương phẩm”, Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn - giảng viên chính Trường Đại học Nha Trang đề nghị.

Ông Huỳnh Kỳ Hạnh - Giám đốc Sở KH-CN khẳng định: “Đây là đối tượng nghiên cứu mới không chỉ ở Khánh Hòa mà còn ở cả nước. Trước những hiệu quả đề tài mang lại, Hội đồng KH-CN thống nhất sẽ tiếp tục cho phát triển đề tài theo hướng hoàn thiện hơn quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm móng tay dày nhằm mở thêm hướng mới cho nghề nuôi thủy sản trong tỉnh”.

T.L 
Theo Báo Khánh Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163


Hôm nayHôm nay : 769

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1220598

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58812653