15:38 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp: Tiềm năng lớn cho doanh nghiệp Việt

Thứ bảy - 04/11/2017 09:00
Trong khuôn khổ của Hội nghị Xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm 2017, Hội thảo về “Hợp tác ứng dụng CNTT trong nông nghiệp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” đã thu hút sự quan tâm.

 

CNTT trong nông nghiệp đã được triển khai bước đầu ở một số doanh nghiệp

Theo ông Từ Minh Thiện - Phó trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao (CNC) TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Ứng dụng Internet của vật dụng (IOT) trên công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong nông nghiệp đã được triển khai bước đầu ở một số doanh nghiệp, khu nông nghiệp CNC và một số các tổ chức của nhà nước. Tuy nhiên, ứng dụng ICT trong nông nghiệp CNC rất rộng, có gần 10 lĩnh vực bao gồm: Thiết lập chuỗi cung ứng, tiếp cận thị trường, quản lý nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, nâng cao năng suất, chất lượng của giống cây trồng và vật nuôi… việc ứng dụng còn khá hạn chế. Ví dụ như cung cấp dịch vụ tài chính cho nông dân như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, thẻ thanh toán thông minh chưa có các ứng dụng cụ thể cho nông dân. Điều đó cho thấy nhu cầu cũng như tiềm năng rất lớn của thị trường Việt Nam.

Ông Gerald Smith, cố vấn về vấn đề nông nghiệp của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã nêu bật những kinh nghiệm triển khai hợp tác ứng dụng CNTT trong nông nghiệp giữa Hoa Kỳ với các quốc gia trên thế giới. Hiện, Hoa Kỳ chỉ có 1% dân số làm nông nghiệp nhưng đã cung cấp đủ cho thị trường trong nước thậm chí còn xuất khẩu ra thế giới. Vấn đề ở đây không chỉ liên quan đến chất lượng giống cây trồng, vật nuôi mà còn liên quan đến quy trình canh tác, phương thức quản lý, đưa những công nghệ mới trong ICT giúp nâng cao năng lực quản lý. Đó là vấn đề giúp người nông dân quen dần với cách tiếp cận cũng như cách làm ăn, chuỗi cung ứng của thế giới. “Việt Nam nên học hỏi và đưa ra những giải pháp tương tự để áp dụng cho đồng ruộng” - ông Gerald Smith chia sẻ.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đông - Phó trưởng ban Quản lý khu CNTT tập trung (Sở Thông tin truyền thông Lâm Đồng) - đã giới thiệu về quy hoạch tổng thể cũng như kêu gọi hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp CNC tại Lâm Đồng. Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã tạo ra những cơ chế, chính sách tập trung về đất đai cho phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Đặc biệt là Dự án Khu CNTT tập trung và Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt.

Bà Võ Thị Thu Hương - Phó giám đốc VCCI Cần Thơ -đánh giá: Thực trạng ứng dụng nông nghiệp thông minh và đầu tư ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế trong vùng đang có xu hướng giảm. Do vậy, các tỉnh, thành phố cần phải liên kết để phát triển, đặc biệt trong logistics và ngành chế biến thực phẩm.

Ông Klaus Wehage - Trưởng Bộ phận Quan hệ công chúng Silicon Valley Forum - chia sẻ: Ở Silicon Valley có diễn đàn Silicon Valley Forum - nơi mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa những vướng mắc và sẽ nhận được những giải pháp, công nghệ thực tế đã và đang ứng dụng tại Hoa Kỳ, và trên thế giới.

Đưa những ứng dụng ICT trong nông nghiệp CNC vào thực tế sẽ giúp cho nông sản Việt Nam phát triển rất nhanh, giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường thế giới.
Theo Ngọc Hân/baocongthuong.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 281


Hôm nayHôm nay : 46142

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1224850

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58816905