09:53 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên: Giảm chi phí, tăng thu nhập

Thứ năm - 08/03/2018 11:51
Mỹ Đức là huyện ngoại thành đầu tiên của Hà Nội áp dụng phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên.
Sau 4 vụ triển khai, phương pháp tiên tiến này đã và đang được địa phương tích cực nhân rộng bởi hiệu quả rõ rệt giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.
Hiệu quả rõ rệt
Chị Nguyễn Thị Muôn, ở xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức chia sẻ: “Vụ Xuân 2018, toàn bộ hơn 1 mẫu ruộng của gia đình tôi đều cấy bằng phương pháp hiệu ứng hàng biên. Với phương pháp này, một lao động có thể cấy được hơn 2 sào/ngày. Quá trình chăm sóc cũng rất nhàn vì lúa ít sâu bệnh, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”. Còn với các xã viên của HTX Nông nghiệp Lê Thanh thì cấy lúa hàng biên đã trở thành nếp sản xuất quen thuộc. Bởi, nhờ ứng dụng phương pháp này mà liên tiếp mấy vụ gần đây năng suất lúa đều đạt trên 65 tạ/ha.
Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Trương Anh Tuấn, phương pháp cấy lúa hàng biên được huyện ứng dụng từ vụ Xuân năm 2016. Với sự giúp đỡ của Hội các ngành sinh học Hà Nội, huyện đã xây dựng mô hình điểm với qui mô 0,9ha tại xã Lê Thanh. Đến nay, sau 4 vụ triển khai, phương pháp này đã khẳng định nhiều ưu điểm vượt trội so với phương thức cấy lúa truyền thống. Do cấy thưa nên lúa cứng cây, đẻ nhánh khỏe, ít sâu bệnh, nhờ đó nông dân giảm được 50% chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV và công lao động. Bên cạnh đó, số hạt và hạt chắc trên bông, số bông trên khóm đều tăng gấp hai lần nên năng suất lúa tăng 20% so với lúa cấy truyền thống. Hạch toán kinh tế cho thấy, phương pháp cấy lúa hàng biên giúp nông dân tăng thêm thu nhập khoảng 450.000 đồng/sào.

Phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên là đề tài nghiên cứu khoa học của Hội các ngành sinh học Hà Nội. Đề tài này đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp bằng sáng chế độc quyền vào tháng 9/2015; đoạt giải Nhì giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) vào tháng 4/2016.

Việc ứng dụng cấy lúa hiệu ứng hàng biên rất đơn giản: Cứ cấy 2 hàng sông hẹp cách nhau 15cm thì lại cấy 1 hàng sông rộng 40cm. Với lúa lai cấy 15 – 16 khóm/m2, lúa thuần 18 – 20 khóm/m2, áp dụng cho cả hai vụ trong năm. Bản chất của phương pháp này là biến các cây lúa ven bờ thành các cây lúa trong đám ruộng. Từ đó, phát huy tối đa hiệu ứng của hàng biên là tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá của lúa. Kích thích lúa đẻ nhánh sớm, khỏe, hạn chế được phát sinh của sâu bệnh hại.
Tích cực nhân rộng
Với những ưu điểm và hiệu quả rõ rệt mang lại cho nông dân, huyện Mỹ Đức đã nhân rộng mô hình cấy lúa hiệu ứng hàng biên trên quy mô toàn huyện. Nếu vụ Xuân 2016 diện tích cấy lúa hiệu ứng hàng biên là 0,9ha thì vụ Xuân 2018 đã tăng lên trên 200ha. Để đạt được kết quả này, Phòng Kinh tế huyện đã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp phối hợp với các khuyến nông viên cơ sở tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ứng dụng phương pháp này trên các giống lúa lai, giống lúa chất lượng cao. Việc nhân rộng diện tích cấy lúa hiệu ứng hàng biên đã mở ra hướng sản xuất nông nghiệp mới cho Mỹ Đức, đó là sản xuất lúa, gạo sạch.
Những năm trước đây, Mỹ Đức luôn đi đầu TP về diện tích thâm canh lúa cải tiến - SRI. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nông dân cần áp dụng tổng hợp nhiều công đoạn trong đó điều tiết nguồn nước đóng vai trò quyết định. Mặt khác, áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến - SRI, năng suất lúa chỉ tăng khoảng 10%, thấp hơn so với cấy lúa phương pháp hiệu ứng hàng biên. Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều khẳng định, phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên là giải pháp quan trọng để huyện đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Theo Ngọc Ánh/kinhtedothi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 45067

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 808269

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59816592