21:10 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá trắm đen tại Thái Bình

Thứ hai - 25/03/2019 22:00
Thái Bình là tỉnh có tiềm năng nuôi trồng thủy sản rất lớn. Trong những năm gần đây cá trắm đen đã được nhiều hộ gia đình chọn làm đối tượng nuôi chính mang lại hiệu quả kinh tế cao như xã Thái Thủy, Thụy Trường, Thụy Liên (huyện Thái Thụy); xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương), xã Nam Cường (huyện Tiền Hải)…

Nhu cầu hàng năm về giống cá trắm đen trong tỉnh khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở sản xuất và dịch vụ giống thủy sản trong tỉnh chưa hoàn toàn chủ động sản xuất được giống cá này. Một số hộ dân và đại lý nhỏ lẻ nhập cá bột cá trắm đen về ương lên cá hương, cá giống để cung cấp cho thị trường, nhưng số lượng rất hạn chế. Nguồn cá bột cá trắm đen phần lớn được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, cá nhập về môi trường ương nuôi chưa được làm quen, do vậy tỷ lệ sống thường thấp, đồng thời cá nhập qua nhiều đầu mối trung gian nên giá thành con giống bị đẩy lên cao, chất lượng không đảm bảo, không đáp ứng được mùa vụ của người nuôi.

Để thúc đẩy nghề nuôi cá trắm đen của tỉnh phát triển thì việc chủ động sản xuất được con giống tại chỗ là yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, năm 2017 và 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh, theo đó Trung tâm Giống thủy sản (nay sáp nhập với Trung tâm Khuyến nông Thái Bình) thực hiện đề tài: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) tại Thái Bình.

Trung tâm đã chọn và đưa vào nuôi vỗ 50 cặp cá bố mẹ, kết quả cá bố mẹ thành thục đạt 64%, tiến hành cho sinh sản nhân tạo được 9 đợt. Tỷ lệ đẻ đạt trung bình đạt 78%, thu được 149,5 vạn trứng. Tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 72%, tỷ lệ nở trung bình 62% và thu được 52,7 vạn con cá bột. Tiến hành ương 52,7 vạn con cá bột thu được 26,4 vạn con cá hương, tỷ lệ sống đạt 49,4%. Từ 26,4 vạn con cá hương cỡ 2 – 4 cm nuôi ương thành cá giống cỡ 4 -6 cm thu được 15,2 vạn con, tỷ lệ sống trung bình đạt 57,4%. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu đề tài xây dựng.

Sau 2 năm triển khai đề tài, Trung tâm đã ứng dụng thành công kỹ thuật lựa chọn và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ; kỹ thuật sử dụng kích dục tố, cho đẻ và ấp trứng; kỹ thuật ương cá bột thành cá hương cỡ 2- 4cm; kỹ thuật ương từ cá hương cỡ 2 - 4 cm thành cá giống cỡ 4 - 6 cm.

Với việc ứng dụng thành công kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá trắm đen Trung Khuyến nông Thái Bình đã góp phần chủ động nguồn giống và khôi phục, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi cá trắm đen tự nhiên tại Thái Bình.

 

Kiểm soát cá giống

 

Bùi Bá Duyên 

Trung tâm Khuyến nông Thái Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 136


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 983554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59991877