19:11 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết để Lâm Đồng dẫn đầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu - 18/08/2017 08:36
Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều kết quả ấn tượng nhờ bí quyết "4 lấy".

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) tại tỉnh Lâm Đồng đã đạt nhiều con số ấn tượng, như: Sử dụng gần 50.000 ha đất và nhu cầu quỹ đất vẫn tiếp tục gia tăng; thu hút được hơn 1.400 doanh nghiệp đầu tư; giá trị sản xuất đến năm 2016 đạt 300 triệu đồng/ha/năm (lợi nhuận đạt 60% doanh thu), cá biệt có nơi đã chạm tới mức 24 tỷ đồng/ha/năm; có 8 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp NNCNC.... 

Bí quyết nào để đạt kết quả đó? Cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV.VN với ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, sẽ trả lời câu hỏi này.

 

bi quyet 4 lay de lam dong dan dau lam nong nghiep cong nghe cao hinh 1
TS. Phạm S là chuyên gia về nông nghiệp công nghệ cao và giành nhiều giải thưởng sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp

 

Phát huy lợi thế đặc thù địa phương

PV: Thưa ông, Lâm Đồng đang được biết đến là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Xin ông chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn để tỉnh để đạt kết quả đó?

Ông Phạm S: Xét về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, thì Lâm Đồng có thế mạnh về phát triển nông nghiệp vì điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp với 4 vùng sinh thái đặc trưng, có gần 209.000 ha đất đỏ bazan thuận lợi cho phát triển đa dạng, quanh năm nhiều chủng loại cây trồng như rau, hoa, chè, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái, phát triển chăn nuôi bò sữa, nuôi cá nước lạnh... Do đó, ngay từ năm 2003, Lâm Đồng đã định hướng phát triển NNCNC và triển khai thực hiện từ năm 2004. 

Tính đến thời điểm này, Lâm Đồng đã có gần 50.000 ha (chiếm 18%) diện tích đất canh tác sản xuất NNCNC. Nhiều diện tích sản xuất đã cho doanh thu 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha, cá biệt đã có thể đạt 8 tỷ đến 24 tỷ đồng/ha. Thông qua nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu nhập của người dân đã tăng lên, tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Hiện tỉnh đã có 1 huyện nông thôn mới và 60 xã nông thôn mới.

Có kết quả đó, chúng tôi thấy rằng, Lâm Đồng thuận lợi về: điều kiện sinh thái, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng và thực thi nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương, thu hút được doanh nghiệp và bà con nông dân, tiếp cận ứng dụng công nghệ mới vào trong sản xuất. Hiện nay, Lâm Đồng đã tiếp cận được công nghệ mới như nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ thủy canh... được áp dụng đồng bộ. 

Thực tế này góp phần đưa xuất khẩu nông sản của Lâm Đồng chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh. Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tiếp tục nhân rộng đã tạo điều kiện thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào làm NNCNC tại tỉnh.

“4 lấy” để phát triển

PV: Tỉnh có gặp khó khăn gì khi làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không, thưa ông?

Ông Phạm S: Tỉnh có gặp một số khó khăn. Thứ nhất, quy mô diện tích đất so với yêu cầu phát triển NNCNC thì vẫn hạn chế (bình quân chung của tỉnh là 0,6ha/hộ, riêng Đà Lạt chỉ đạt 0,25-0,30ha/hộ). Thứ hai, về chính sách tín dụng, nhu cầu sản xuất NNCNC rất lớn, nhưng vay theo tài sản đảm bảo trên đất đai thì rất thấp. 

Thứ ba, hiện chưa có sự thống nhất giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong việc lấy tài sản công nghệ cao trên đất làm tài sản thế chấp để vay vốn phục vụ sản xuất NNCNC, trong khi đầu tư vào tài sản làm NNCNC trên đất lớn hơn giá trị đất canh tác. Thứ tư, trong quá trình sản xuất quy mô lớn, nếu như dự báo thị trường cấp quốc gia không có hoặc thiếu tính liên kết vùng thì có những lúc sản phẩm công nghệ cao có giá chưa tương xứng với mức độ đầu tư.

Tuy đã quy hoạch được các khu sản xuất NNCNC, nhưng đất đai đang thuộc quyền sử dụng của các hộ dân nên gặp khó trong định hướng thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp. 90% các loại giống mới về rau, hoa màu đều phải nhập khẩu. Việc tiếp cận vốn cho NNCNC còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thế chấp, xác nhận tài sản đầu tư cho NNCNC.

PV: Vậy Lâm Đồng đã vượt khó bằng cách nào, thưa ông?

Ông Phạm S: Tỉnh Lâm Đồng đã xác định các khó khăn nêu trên là một trong những vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Tỉnh đã xác định rõ phát triển NNCNC là do: Doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ nông dân thực hiện. Nhà nước chỉ hỗ trợ nếu họ gặp khó về vốn, tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch, định hướng sản xuất, giống cây trồng... Công tác quy hoạch được triển khai sớm, đảm bảo phù hợp điều kiện sinh thái, phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương... Xác định rõ doanh nghiệp là đội ngũ tiên phong làm NNCNC. 

Chúng tôi cũng xác định thị trường tiêu thụ rất quan trọng. Tỉnh Lâm Đồng đã chủ động hợp tác với nhiều tỉnh, thành phố khác và với các doanh nghiệp FDI để tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ đó, nông sản của Lâm Đồng được tiêu thụ tốt. 

 

bi quyet 4 lay de lam dong dan dau lam nong nghiep cong nghe cao hinh 2
Ứng công nghệ cao trong trồng hoa tại trang trại của Đà Lạt Hasfarm

 

Hiện nay, tỉnh chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản và du lịch canh nông. Lâm Đồng đang xây dựng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với giá trị đầu tư khoảng 11 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đã có 19 sản phẩm có nhãn hiệu chứng nhận.  

Đặc biệt, đúc rút kinh nghiệm làm NNCNC của Lâm Đồng trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng, làm NNCNC phải thực hiện nguyên tắc “4 lấy”: Lấy doanh nghiệp làm nòng cốt, lấy nông dân làm chủ thể, lấy khoa học công nghệ làm then chốt, lấy liên kết sản xuất để phát triển bền vững. Tùy theo mỗi giai đoạn thì thực hiện 4 lấy này với những yêu cầu khác nhau và ngày càng cao hơn.

Năng suất phải gắn liền với an toàn

PV: Ông có khuyến nghị gì với các địa phương khác cũng đang và sẽ làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?

Ông Phạm S: Trong quá trình xây dựng chương trình NNCNC, hãy căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để xác định loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp theo từng loại sản phẩm nông nghiệp theo lộ trình thời gian cụ thể 5 năm, 10 năm, 15 năm và trên 20 năm. Nếu có điều kiện thì tiến hành đồng thời vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và khu nông nghiệp ứng dụng CNC tập trung.

Đồng thời, cần xác định công nghệ phù hợp (nhà kính, nhà lưới, xử lý môi trường đất, môi trường nước, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, tin học hóa, công nghệ nano, công nghệ thủy canh, công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác hữu cơ, công nghệ sau thu hoạch...) để đảm bảo giá thành hợp lý.

Đặc biệt, thông thường, khi ứng dụng CNC thì năng suất cây trồng, vật nuôi sẽ tăng hơn 40-85% so với sản xuất truyền thống. Cho nên, phải coi trọng phát triển công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông sản, và phải xác định mục tiêu cốt lõi của NNCNC là sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng thì mới phát triển bền vững được.

PV: Xin cảm ơn ông!

 

Ngọc Thân/VOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 50716

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1270545

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58862600