02:15 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng cây thuốc bạc triệu - ai có thể làm được?

Thứ tư - 28/03/2018 10:25
Nhiều người làm dược liệu không bất ngờ trước câu chuyện thu nhập 200 triệu mỗi năm từ trồng cà gai leo. Trồng dược liệu đang là mô hình làm kinh tế lý tưởng ở nhiều vùng thổ nhưỡng đặc thù nếu người nông dân biết làm đúng hướng.

Đầu tư hợp lý, lợi nhuận bất ngờ

Câu chuyện của anh nông dân Út (Triệu Sơn, Thanh Hóa) tạo cảm hứng cho rất nhiều hộ gia đình mong muốn làm giàu hiệu quả trên vùng đất quê hương. Với diện tích đất nông nghiệp đã hoang hóa từ lâu, sau hơn 1 năm tiến hành cải tạo, mảnh đất của anh đạt tiêu chuẩn vùng trồng do doanh nghiệp làm dược liệu đề ra, hơn 10ha đất của anh Út, đã mang đến cho anh sản lượng 9 tấn khô cà gai leo, với mức thu nhập hơn 200 triệu mỗi năm.

vietnamnet
Người nông dân Triệu Sơn canh tác trên vùng trồng cà gai leo cho hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Theo anh Út để có được vùng trồng dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế như hiện nay, chăm chỉ, cần cù chưa bao giờ là đủ. Gia đình anh đã phải nghiêm ngặt tuân thủ theo đúng quy định trồng trọt, thu hái cam kết, để có được nguồn dược liệu có hàm lượng hoạt chất vượt chuẩn quy định mà doanh nghiệp đề ra. Cụ thể, mẫu cà gai leo từ vùng trồng nhà anh Út cho thấy hàm lượng chất chiết vượt chuẩn 6.15% so với quy định, định lượng solasodin vượt mức 0,1% so với cam kết với doanh nghiệp dược liệu.

Hiện nay, với mô hình cà gai leo được trồng theo định hướng tiêu chuẩn GACP-WHO, anh đã trở thành đối tác tin cậy của các doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn dược liệu sạch, mang đến hàm lượng hoạt chất cao.

Theo các số liệu báo cáo của Dự án Phát triển dược liệu sạch BioTrade  do Liên minh châu Âu tài trợ tại Việt Nam, nhiều vùng trên cả nước đã dần hình thành các vùng nguyên liệu như vùng trồng atiso và chè dây tại Lào Cai; quế tại Yên Bái; hồi tại Lạng Sơn; bèo hoa dâu tại Bắc Giang; quất, dây thìa canh, đinh lăng tại Nam Định; gấc, rau má tại Nghệ An; bụp giấm, cỏ mực, diệp hạ châu, lạc tiên, rau đắng đất tại Phú Yên, nghệ tại Đăk Lắk...

Theo đó, thu nhập mà người nông dân có được tại các vùng trồng này là rất khả quan. Thu nhập trung bình ở vùng trồng atiso là 100 triệu/ha, đương quy 100 triệu/ha, đinh lăng 300 triệu/ha, quất 90 triệu/ha.

Khắt khe tiêu chuẩn chất lượng

Trồng dược liệu đang là một hướng đi mới, mang đến nguồn thu nhập cao so với nền nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, đại diện một doanh nghiệp dược liệu lớn khẳng định, điều quan trọng nhất để có thể trồng thành công vùng dược liệu là đáp ứng yêu cầu khắt khe về dược liệu sạch.

vietnamnet
Để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn châu Âu, vùng trồng phải đảm bảo rất nhiều điều kiện về nguồn đất, nước.

Cụ thể, vùng đất có phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng để trồng dược liệu phải được đầu tư cải thiện lại nguồn đất tơi xốp, nguồn nước sạchđảm bảo theo đúng tiêu chuẩn cây trồng GACP - WHO. Trong quá trình trồng trọt, thu hái, người nông dân cũng phải tuân thủ các quy định của doanh nghiệp, sử dụng phân vi sinh, hữu cơ để bón cho cây trồng...

Trong đó, khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp dược liệu hiện gặp phải là đảm bảo tuân thủ những cam kết của người nông dân trong việc phối hợp cùng doanh nghiệp phát triển vùng trồng.

Đứng trước mối lợi trước mắt, nhiều người nông dân sẵn sàng phá bỏ cam kết. Điển hình như việc phát triển tự phát hàng ngàn hecta trồng Thanh hao hoa vàng (trị sốt, vàng da, mụn nhọt lở ngứa...) khiến giá dược liệu này rớt thảm hại mà người nông dân không bán được.

Tại vùng trồng cà gai leo Quảng Ngãi, nhiều nông dân cũng đã bị cắt hợp đồng với doanh nghiệp do đưa phân bón hóa học vào quá trình chăm sóc dược liệu của mình khiến hàm lượng hoạt chất của dược liệu không đủ tiêu chuẩn cho phép.

Vì lẽ đó, kết nối người nông dân và doanh nghiệp để họ có cùng tiếng nói chung, cùng đi theo những tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết được xem là mục tiêu hàng đầu trong nỗ lực xây dựng nhân rộng mô hình trồng dược liệu sạch và bền vững theo chứng nhận quốc tế BioTrade.

Ông Viên Kim Cương, Giám đốc dự án này cho biết: “Đối với các doanh nghiệp tham gia dự án, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì việc đưa vào áp dụng một chứng nhận đòi hỏi cả về kĩ thuật lẫn đạo đức kinh doanh như vậy vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp tham gia đều cam kết rất cao do họ hiểu, họ đang là những người tiên phong, và trong bối cảnh hội nhập, chỉ có nâng cao và hoàn thiện mình mới có thể đảm bảo khả năng cạnh tranh.

Đối với doanh nghiệp là vậy, đối với người nông dân còn khó khăn hơn. Họ đã làm nông cả đời, giờ phải thay đổi những thói quen cũ: phải dùng đồ bảo hộ lao động, không được dùng thuốc diệt cỏ mà phải làm cỏ bằng tay, dược liệu thu hoạch lên không được để trên đất mà phải để lên bạt, rồi phải ghi chép lại toàn bộ quá trình nuôi trồng, đầu ra đầu vào.

Ban đầu khi được tập huấn, nông dân sẽ không hiểu, không nghe hoặc chưa thành thói quen để tuân thủ đầy đủ. Tuy vậy sau một hai mùa vụ thực hành cũng như cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp kiểm tra nhắc nhở thường xuyên, phần lớn người dân cũng đã nắm được quy trình để thực hiện cho đúng”.

Lợi ích “bạc triệu” từ cây dược liệu đã rất rõ ràng. Với nỗ lực của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp dược liệu, các vùng trồng cũng dần được hình thành và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân biết đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe và cam kết cùng sự phát triển của dược liệu sạch.

Minh Đăng/vietnamnet.vn

 


 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 25502

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 739463

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59747786