14:36 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh » Kinh tế & Tổ chức SX


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng trai xin nghỉ việc ở Viện nghiên cứu về quê trồng sả kiếm tiền tỷ

Thứ năm - 28/12/2017 10:16
Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng rồi làm việc ở Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn, thế nhưng chàng trai 9X quyết định từ bỏ tất cả, về quê trồng cây, chưng cất tinh dầu sả và trở thành chuyên gia tinh dầu.

Chàng trai trẻ ấy là Lê Huệ, quê xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Gia đình Huệ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên từ nhỏ cậu đã phải chịu nhiều vất vả. Lúc học cấp 2, em ngày một buổi đạp xe đi lượm ve chai về bán, một buổi đến trường. Thế nhưng nghèo khó đã không làm cậu bé ấy nản chí. Em thi đỗ vào trường Đại học Đông Á, khoa Xây dựng và tốt nghiệp ra trường cách đây 4 năm.

trong-sa
Dù trong quá trình khởi nghiệp nấu tinh dầu, "Trai đẹp" Lê Huệ gặp không ít khó khăn, nhưng chàng ta luôn có nụ cười khiến người khác có thêm niềm tin vào cuộc sống. Ảnh: Dân Việt

Huệ sau đó được nhận vào làm việc tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam, tham gia điều hành các dự án của tổ chức phi chính phủ do các nước Hà Lan, Đức, Hồng Kông (Trung Quốc) tài trợ. Huệ đã đến nhiều vùng quê ở miền Trung để giúp đỡ bà con nông dân phát triển kinh tế, như các huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị), Tây Giang (Quảng Nam)...

Chính thời gian này đã khơi dậy trong cậu những kỷ niệm về đồng đất rơm rạ, về nỗi khổ của người nông dân mà bao năm khi ở quê cậu hằng khát khao một ngày nào đó sẽ giúp đỡ được bà con vượt khó, vươn lên! Nghĩ là làm, cậu đã đem điều mình suy nghĩ bộc bạch với lãnh đạo cơ quan và xin nghỉ việc. 

Về quê, Huệ vay vốn đầu tư trồng sả. Năm 2015, Huệ vay 200 triệu đồng và thuê 5 ha đất để trồng sả ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Do chưa có nhiều kinh nghiệm, năm đó thời tiết lại thất thường, khắc nghiệt nên cây sả Huệ trồng đa phần đều bị chết. Huệ trắng tay, nhưng anh không chịu thất bại. Huệ tiếp tục vay mượn tiền rồi thu mua lá tràm của bà con nông dân ở các vùng gò đồi Quảng Trị, Quảng Bình về để nấu chưng cất tinh dầu tràm. Nhờ sự năng động này, Huệ đã vớt vát được một phần tiền vốn trồng sả, trả nợ ngân hàng và tiếp tục đầu tư trồng sả chứ không từ bỏ quyết định đầu tư này.

trong-sa-3
Lê Huệ hướng dẫn bà con dân tộc Vân Kiều - Pa Kô kỹ thuật trồng sả. Ảnh: Dân Việt

Theo báo Công an Nhân dân, táo bạo hơn, vào năm sau (2016), Huệ mở rộng diện tích trồng sả lên 10 ha đồng thời vận động bà con nông dân ở vùng Nam Đông, huyện Gio Linh trồng thêm loại cây này nhằm đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho anh. Huệ như con thoi, ngày trồng sả, đêm thức trắng bên lò dầu nghi ngút khói để giảm chi phí nhân công. Trải qua muôn vàn khó khăn với những lần tưởng chừng trắng tay, vụ thu hoạch sả năm đó, Huệ đã chiết xuất được 1.500 lít tinh dầu, trừ chi phí cũng cho lãi tầm gần 400 triệu đồng. Tính bình quân, mỗi ha sả cho doanh thu 180 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 80 triệu đồng. Trên diện tích 5ha sả, Huệ trồng xen thêm hàng trăm cây ổi, xoài, chanh…cho thu nhập 40 triệu đồng/năm. “Cây sả đuổi được côn trùng gây hại nên cây ăn quả trong vườn mình không cần phun thuốc trừ sâu, ổi và xoài rất sạch, nhiều thương lái tranh nhau mua” – Huệ chia sẻ trên báo Dân Việt.

Sản xuất nhiều loại tinh dầu nên Huệ thường xuyên “phiêu bạt kỳ hồ” để tìm mối liên kết đầu ra cho sản phẩm. Cũng bởi vậy, Huệ nhận được nhiều đơn hàng ở nước ngoài muốn tiêu thụ đến 1.000 lít tinh dầu/tháng nhưng anh chàng chưa dám ký hợp đồng vì vùng nguyên liệu còn ít, không đủ cung cấp.

Khẳng định được hiệu quả của cây sả, Huệ tính đến chuyện nhân rộng cho bà con đồng bào Vân Kiều – Pa Kô ở Đakrông. Huệ cất công dẫn bà con về vườn sả ở Cam Lộ để tận mắt chứng kiến các khâu từ trồng đến chưng cất. Được chính quyền giúp đỡ, Huệ hỗ trợ phân bón, cây giống, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, lắp đặt máy chưng cất tại vườn và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm để bà con yên tâm trồng sả.

trong-sa-2
Lê Huệ rất tin tưởng vào niềm đam mê làm nông nghiệp của mình và luôn tỏ ra nhiều ý tưởng trong sản xuất, kinh doanh.

Huệ cho hay, cây sả dễ trồng vào tháng 9, theo tỷ lệ 50cm x 50cm, mỗi ha trồng được 40.000 cây. Sau 6 tháng bà con có thể thu hoạch lứa sả đầu tiên, và tiếp theo cứ 2 tháng cắt lá một lần (cắt cách gốc 20cm), mỗi năm cắt 4-6 đợt tùy vào thời tiết. Trung bình mỗi ha sả cho thu hoạch đến 100 tấn lá/năm, chưng cất được 300 lít tinh dầu, doanh thu 180 triệu đồng. Mỗi gốc sả trồng xuống có thể cho thu hoạch liên tục 3 năm, sau đó mới phải trồng lại. “Trồng sả quan trọng nhất là phải bón phân chuồng và vun gốc thường xuyên vì sả thường bị hở rễ vì mọc trồi lên mặt đất” – Huệ chia sẻ.

Tại huyện Đakrông lúc này, nông dân đã trồng tập trung trên 25ha sả, còn huyện Gio Linh đến 30ha. Chị Hồ Thị Cam (thôn 5, xã Hải Phúc, Đakrông) cho biết, trước đây bà con dân tộc Vân Kiều – Pa Kô khổ cực, có đất mà không biết trồng gì, đành bỏ hoang. Từ ngày có Huệ về hướng dẫn trồng sả, bà con đã có thu nhập khá, cuộc sống được cải thiện nên tự nguyện thành lập HTX VanPa chuyên trồng sả. Huệ dự kiến cuối năm 2017 sẽ đặt 5 máy chưng cất tinh dầu sả ở 5 vùng nguyên liệu tập trung để nông dân thuận tiện sản xuất.

Ngoài sả, Huệ còn sản xuất tinh dầu tràm và khuynh diệp. Chỉ những cánh rừng tràm gió bạt ngàn ở Quảng Trị, Huệ nói rằng: “Lá tràm hái ra tiền nhưng người dân khai thác tận diệt nên không được lâu dài. Nhưng mình đã có cách”.

Huệ bảo rằng, phải mất 10 - 15 năm cây tràm gió mới đủ lớn để con người hái lá nấu dầu. Để cất được 1 lít tinh dầu tràm cần 3 tạ lá tràm gió tươi. Vì ham cái lợi trước mắt, nhiều người đốn hạ cây tràm để lấy lá cho nhanh dẫn đến thiếu nguồn nguyên liệu. Thấy vậy, Huệ đã đến gặp người dân, tuyên truyền cho họ nên bắc thang hái lá tràm, dù thu nhập thấp hơn nhưng được lâu dài. Để dân tin, Huệ đặt máy chưng cất ngay ở biển và ký hợp đồng thu mua dầu tràm cho dân.

Ở Quảng Trị, có loại cây bạch đàn rất quý để chưng cất tinh dầu khuynh diệp phục vụ ngành dược. Ngay lập tức, chàng trai 9X kêu gọi nhân dân ở Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh bứt lá bạch đàn về nấu. Chỉ riêng năm 2016, Huệ đã sản xuất được 2.500 lít tinh dầu tràm, doanh thu 1,5 tỷ đồng. Hiện nay, “chuyên gia” tinh dầu Lê Huệ đang tạo việc làm cho 50 lao động thường xuyên và 100 lao động thời vụ có thu nhập ổn định.

Nở nụ cười tươi, Huệ cho biết, đầu tháng 10 sẽ chưng cất thêm nhiều loại cây dược liệu khác như cao chè vằng, cà gai leo, lạc tiên... Rồi sản xuất dầu gội đầu từ các loại thảo dược “cây nhà lá vườn” như vỏ bưởi, hương nhu, bồ kết, sả,…Huệ còn xây dựng website quảng bá tất cả nông đặc sản của Quảng Trị để người dân mọi miền đất nước và thế giới biết đến.

Chiều xuống, tôi rời vườn cây của Huệ. Cảm phục tinh thần, ý chí làm giàu của Huệ và mong chàng trai 9X đạt được ước mơ lập nên sàn thương giao dịch thương mại điện tử nông nghiệp Quảng Trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 766987

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59775310