00:04 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo VietGAP tại Hà Tĩnh

Thứ tư - 25/10/2017 08:28
Năm 2017, Hội làm vườn Việt Nam phối hợp với Hội làm vườn tỉnh và Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh triển khai “Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo VietGAP” tại vùng nuôi Bình Hà, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà.
Mô hình áp dụng các tiêu chí cơ bản theo hướng dẫn dựa trên những quy định, quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục thủy sản ban hành, chú trọng đến việc nuôi tôm đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội. 
 
Mô hình triển khai tại 02 hộ ông Nguyễn Văn Mại và hộ ông Nguyễn Văn Doãn, là 02 hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề nuôi tôm trong vùng. Với diện tích 1,5 ha, dự án hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học. Sau thời gian nuôi 03 tháng, mật độ thả nuôi 80 con/m2, tỷ lệ sống đạt 75%, kích cỡ tôm đạt 60-70 con/kg, năng suất đạt 10 tấn/ha. Giá bán trung bình 140.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được hơn 700 triệu đồng/ha.

Thu hoạch Tôm
Ông Nguyễn Văn Doãn, một trong hai chủ hộ thực hiện mô hình cho biết, để vụ nuôi tôm vừa qua đạt được thành công, là nhờ sự hỗ trợ của dự án với quy trình nuôi tôm theo hướng VietGAP, thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý thức ăn, thuốc, hóa chất, đảm bảo an toàn môi trường và dịch bệnh. Tăng cường sử dụng các biện pháp quản lý ao nuôi thân thiện với môi trường như định kỳ sử dụng vôi nông nghiệp, dolomit, chế phẩm vi sinh ổn định môi trường,  hạn chế sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh tôm, chỉ sử dụng khi thật cần thiết, trong qua trình nuôi sử dụng chế phẩm vi sinh BiOWISH của dự án hỗ trợ. Vì vậy, tôm nuôi đạt tỷ lệ sống cao, kích cỡ đồng đều, màu sắc đẹp, sáng bóng và bán được giá cao.
Song song với xây dựng mô hình trình diễn, Dự án còn tổ chức các lớp tập huấn phổ biến về  Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP); đào tạo, nâng cao kiến thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo VietGAP, đảm bảo nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm phẩm cho bà con nuôi tôm tại xã Hộ Độ; tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện, bàn giải pháp nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Tập huấn kiến thức VietGAP cho các hộ nuôi

 Thành công của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo VietGAP tại Hộ Độ- Lộc Hà mở ra hướng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả cho nghề nuôi tôm tại Lộc Hà nói riêng, Hà Tĩnh nói chung. Đây là cơ sở để nhân rộng mô hình, góp phần ứng phó và giảm nhẹ tình trạng suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng gay gắt tại Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung./.
                                                           Theo Trần Hương/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140


Hôm nayHôm nay : 17892

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 950701

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59959024