17:41 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tiến độ thực hiện NTM » Nội dung » Mô hình SX, Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Hóa phát triển đàn lợn theo hướng ổn định, bền vững

Thứ bảy - 26/08/2017 11:33
Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi Thanh Hóa gặp không ít khó khăn do giá lợn hơi lên xuống thất thường, đặc biệt có thời điểm giá lợn giảm sâu và kéo dài,

Điều này đã ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh.

Thanh Hóa phát triển đàn lợn theo hướng ổn định, bền vững. Ảnh minh họa: Mạnh Linh-TTXVN

Tuy nhiên với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi, nên ngành chăn nuôi của tỉnh đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất, tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững. 

Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa tập trung tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết, trong đó phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi và an toàn thực phẩm.

Các địa phương rà soát, thống kê chăn nuôi để có kế hoạch phát triển chăn nuôi phù hợp, vừa đảm bảo ổn định thị trường, vừa bảo vệ môi trường chăn nuôi gắn với an toàn thực phẩm; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi phối trộn các loại nguyên liệu có sẵn tại gia đình, địa phương giảm giá thành chăn nuôi. 

Các địa phương tiếp tục kêu gọi, đề nghị các doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường thu mua nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi với giá hợp lý, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao công tác quản lý để giảm giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, từ đó giúp người chăn nuôi lợn giảm chi phí đầu tư.

Các sở, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các chính sách của Nhà nước như: Nghị định của Chỉnh phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020; Quyết định của UBND tỉnh về chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp… 

Ông Mai Thế Sang, Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết: tổng đàn lợn đến thời điểm xuất chuồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng trên 344 nghìn con, trong đó lợn nái là hơn 88 nghìn con; lợn thịt gần 256 nghìn con. Thời điểm hiện nay, đồng thời với chăn nuôi lợn công nghiệp là ưu tiên cho chăn nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường để giảm giá thành sản phẩm… 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn về việc tăng cường thu mua lợn sữa, lợn thịt cho người chăn nuôi thông qua các nhà máy chế biến, giết mổ, cấp đông. Hai nhà máy đã thu mua lợn cho bà con, nâng công suất giết mổ, cấp đông để xuất khẩu gấp đôi công suất hiện có.

Cụ thể, Công ty TNHH Hoa Mai đã tích trữ thịt lợn cấp đông khoảng hơn 2.000 tấn, Công ty Cổ phần súc sản Hàm Rồng tích trữ thịt lợn để cấp đông khoảng 270 tấn. Sở có Công văn gửi cho 27 huyện, thị xã, thành phố và 20 doanh nghiệp may mặc, giầy da và chế biến trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn. Qua báo cáo của các huyện, hầu hết các doanh nghiệp tiêu thụ thịt lợn thông qua các bữa ăn ca cho công nhân. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng xem xét giản nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất, cho vay mới để hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn và các nhà máy chế biến tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn tỉnh.

Sở thường xuyên có cán bộ lãnh đạo Sở và chuyên viên xuống cơ sở tiếp xúc với nhân dân, người chăn nuôi để hỗ trợ tiếp cận với thông tin chỉ đạo của Ngành và kiến thức về kỹ thuật để giảm giá thành chăn nuôi, tiếp cận vốn vay ưu đãi để duy trì sản xuất, giảm lỗ trong chăn nuôi lợn hiện nay…/.

Theo Bnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 60


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 940663

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59948986