01:37 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Ngành Y tế, Giáo dục


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành Y tế chung sức cùng ngư dân bám biển

Chủ nhật - 01/06/2014 22:08
Ngày 31/5, hưởng ứng tinh thần hướng về Biển Đông, chung sức cùng các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Bộ Y tế đã phát động chương trình “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển” tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng tủ thuốc y tế chuyên dụng cho các tàu đánh bắt cá của ngư dân. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Chương trình tập trung vào các nội dung: Vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ngành Y tế và cộng đồng đóng góp kinh phí để trang bị tủ thuốc y tế chuyên dụng cho các tàu đánh bắt cá của ngư dân; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sơ cứu ban đầu do tai nạn, thương tích cho ngư dân; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển đảo và ngư dân bám biển...

Đây cũng là hoạt động nằm trong kế hoạch triển khai Đề án "Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của Đề án nhằm giúp người dân sinh sống và làm việc tại 151 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc 28 tỉnh, thành phố ở vùng biển đảo trên cả nước được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản, mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Hiện, cả nước có khoảng 1 triệu lao động làm việc trên khoảng 119.000 tàu cá, trong đó có 28.000 tàu cá hoạt động xa. Các ngư dân đang ngày đêm bám biển sản xuất phải đối mặt với sóng, gió, nhiều tai nạn tiềm ẩn, sự cố về sức khỏe khó cứu chữa kịp thời do xa đất liền.

Bên cạnh đó, có 31,1% các trung tâm y tế thuộc các huyện đảo chưa có cơ sở riêng; 33,5% trạm y tế cần xây mới; trên 50% trạm y tế xã đảo không có bác sĩ; 80% tổng số hộ gia đình khu vực biển, đảo cần khám, chữa bệnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Y tế biển đảo hiện nay ở nước ta chủ yếu do lực lượng Quân y đảm nhiệm, các tuyến còn lại do lực lượng dân y kết hợp với quân y nhưng lực lượng mỏng, chưa có các đội cơ động cấp cứu vận chuyển chuyên nghiệp, trang thiết bị và thuốc thiết yếu còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của đề án; cơ chế chính sách chưa phù hợp; thiếu kinh phí và nhân lực; nhiều địa phương chưa chủ động triển khai…

Tuy nhiên, trước mắt về nguồn nhân lực y tế cho các địa phương này, hiện Bộ Y tế đã và đang có kế hoạch theo Đề án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo) và Đề án 1816 luân phiên các bác sỹ về các khu vực vùng sâu vùng xa nhằm góp phần tăng nguồn nhân lực có chuyên môn cho ngành y tế huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và 28 địa phương có trong Đề án nói chung.

Đồng thời, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với Biên phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp trang thiết bị cứu hộ cứu nạn cho lực lượng kiểm ngư và các tàu đánh bắt xa bờ.

 

Tập huấn kỹ thuật sơ cứu ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp khi ra khơi bám biển cho ngư dân. Ảnh VGP/Thúy Hà

Ngay tại Lễ phát động, từ nguồn xã hội hóa, Bộ Y tế đã trao tặng 300 tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho 300 tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn trị giá 600 triệu đồng. Trước đó, 120 tàu đánh bắt xa bờ của huyện cũng đã được tặng các tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu.

Như vậy, toàn bộ 420 tàu đánh cá với khoảng hơn 4.000 ngư dân của huyện đảo Lý Sơn đã được trang bị tủ thuốc và các dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với ngư dân khi ra khơi mỗi lần gặp rủi ro sẽ chủ động trong việc sơ cấp cứu ban đầu, vì trước đây ngư dân rất ít quan tâm tới việc này vì điều kiện kinh tế.

Cũng trong khuôn khổ Lễ phát động, Viện Y học biển Việt Nam (Bộ Y tế) đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho khoảng hơn 60 ngư dân về cách sơ cấp cứu ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp khi ra khơi bám biển.

Sau lễ phát động này, Chương trình "Ngư dân bám biển" sẽ tiếp tục triển khai các nội dung chính gồm tặng tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu cho các tàu ra khơi bám biển; tổ chức nhiều lớp huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu cho ngư dân tại 5 tỉnh  miền trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Thanh Hóa.

                                                                                   Thúy Hà

Nguồn: chinhphu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 20313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 953122

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59961445