06:31 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành » Ngành Nông nghiệp, KH&CN


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

CIDA đồng hành cùng nhà nông

Thứ hai - 30/06/2014 04:55
Trong quá trình xây dựng các chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh thời gian qua, Dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh (CIDA) chú trọng tổ chức sản xuất cho bà con nông dân. Trong đó, việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm để tránh tình trạng “được mùa, mất giá” và ngược lại.
Dự án CIDA tổ chức tập huấn cho người dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh) về các thủ tục hợp đồng bao tiêu sản phẩm chè.

Dự án CIDA tổ chức tập huấn cho người dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh) về các thủ tục hợp đồng bao tiêu sản phẩm chè.

Từ lâu, nghề trồng chè của người dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh) được xem là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của xã, là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Tính đến hết tháng 6/2014, toàn xã có gần 350 hộ trồng chè trên tổng diện tích 116 ha, tổng sản lượng tính từ năm 2008 đến nay đạt trên 127 tấn.

Ông Trần Văn Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng cho biết: “Nghề trồng chè đã mang lại thu nhập khá ổn định, giúp nhiều hộ dân trong xã thoát nghèo. Tuy nhiên, điều làm chúng tôi băn khoăn, lo lắng nhất trong thời gian qua chính là cần phải có hướng đi cụ thể để nghề trồng chè phát triển bền vững. Bởi, từ trước đến nay, đầu ra sản phẩm chè Kỳ Thượng chính là Công ty Chè Hà Tĩnh, sản phẩm làm ra bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu. Nhưng đó là khi thị trường ổn định, nếu có biến động thì không biết sẽ xảy ra chuyện gì. Trong khi, diện tích chè ngày càng phát triển, người trồng chè ngày càng nhiều”.

Từ thực tế này, dự án CIDA đã vào cuộc để giúp người dân tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hóa. Theo đó, dự án hướng cho bà con thành lập 6 tổ hợp tác trồng chè trên địa bàn toàn xã. Mặt khác, dự án còn đầu tư cho người dân trồng 15 ha chè. Bên cạnh đó, dự án làm việc với Xí nghiệp Chè 12/9 để thống nhất ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các tổ hợp tác ở Kỳ Thượng. Từ việc thành lập tổ hợp tác, người trồng chè xã Kỳ Thượng có thể yên tâm mở rộng diện tích mà không lo đầu ra.

Đối với người dân xã Kỳ Tây, những năm trước đây, bên cạnh làm lúa thì nuôi bò là một trong những nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, do nguồn vốn, tư duy có hạn nên chẳng ai nghĩ đây chính là hướng phát triển kinh tế. Nắm bắt được thực trạng này, dự án CIDA đã kêu gọi người dân thành lập tổ hợp tác nhằm mở hướng phát triển cho nghề nuôi bò. Từ sự hỗ trợ về giống, kỹ thuật, đến nay, tổ hợp tác chăn nuôi bò Hồng Tây đã có 15 thành viên. Trong đó, mỗi thành viên có ít nhất 3-5 con bò mẹ, mỗi năm cho ra 1 lứa bê, tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân 40-50 triệu đồng/năm. Ngoài ra, 1 thành viên trong tổ hợp tác được hỗ trợ 42 triệu đồng để mua 1 con bò đực lai sind, nhờ đó, bà con cũng đỡ tốn kém hơn trong việc lai giống.

Chị Nguyễn Thị Nhị - Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi bò Hồng Tây phấn khởi cho biết: “Mô hình này không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Bước đầu, chúng tôi đã phối dẫn thành công 3 con bò cái có chửa bằng phương pháp phối tinh trực tiếp, từ đó sẽ tiếp tục tạo ra những con bê lai F2. Với những kết quả đó, hy vọng đàn bò ngày càng được nhân rộng giúp người dân thoát khỏi đói nghèo”.

Theo ông Lê Trọng Kim - Trưởng BQL dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh cho biết: “Tổ chức sản xuất là một trong những nội dung trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, vì vậy, chúng tôi xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dự án nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến nay, đối với 5 chuỗi sản phẩm mà dự án đầu tư bám sát theo các sản phẩm chủ lực của tỉnh, chúng tôi đã xây dựng 2 HTX nuôi bò tại xã Thạch Việt, Thạch Thanh (Thạch Hà); 1 HTX thu mua lúa tại xã Đức Thủy và 2 tổ hợp tác trồng lúa tại xã Đức An, Đức Long (Đức Thọ); 1 HTX rau, củ, quả tại xã Thạch Kênh, HTX nuôi lợn tại xã Thạch Long (Thạch Hà). Hy vọng, việc tổ chức lại sản xuất cho người dân không chỉ giúp họ làm quen với việc sản xuất theo hướng hàng hóa mà còn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các chuỗi sản phẩm chủ lực”.

THẾ CÔNG
theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 34043

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1207730

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58799785