05:56 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầm Hà thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Thứ tư - 20/03/2019 10:31
Để hiện thực hóa mục tiêu sớm trở thành vùng trọng điểm sản xuất chế biến, cung cấp nông sản của tỉnh, thời gian qua, huyện Đầm Hà đang tập trung quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao…
Mô hình sản xuất cá giống của HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt áp dụng công nghệ nuôi trong nhà hiện đại.

Mô hình sản xuất cá giống của HTX Sản xuất và Nuôi trồng thủy sản Bắc Việt áp dụng công nghệ nuôi trong nhà hiện đại.

Với lợi thế giáp biển, địa hình đất đai nhiều vị trí bằng phẳng, diện tích đất rừng lớn, huyện Đầm Hà hội tụ nhiều yếu tố để phát triển nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, nhiều năm trước đây, ngành nông nghiệp của huyện Đầm Hà chỉ phát triển quy mô manh mún, giá trị kinh tế không bền vững. Thời gian gần đây, để khai thác hết tiềm năng lợi thế trong ngành nông nghiệp, Đầm Hà đã tập trung tái cơ cấu ngành, quy hoạch lại các vùng sản xuất tập trung, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, người dân liên kết phát triển sản xuất.

 

Trong định hướng phát triển, huyện Đầm Hà xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn và đặt mục tiêu sẽ trở thành vùng trọng điểm sản xuất chế biến, cung cấp nông sản của tỉnh. Theo đó, huyện sẽ tập trung phát huy lợi thế nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, cá công nghệ cao); chăn nuôi (trâu, gà, lợn); trồng trọt (cây dược liệu, rau công nghệ cao).

 

Cụ thể, đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay, huyện đã triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản huyện đến năm 2020, định hướng 2030; từng bước xây dựng hai vùng nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn, gồm: Vùng nuôi tôm tập trung tại Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập với diện tích trên 300ha; vùng nuôi nhuyễn thể tập trung cũng tại các xã trên với diện tích khoảng 500ha…

 

Song song với đó, huyện đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư vào các mô hình này. Trong đó, nổi bật nhất sau gần 2 năm triển khai dự án Khu phức hợp sản xuất giống, nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh do Tập đoàn Việt - Úc làm chủ đầu tư, dự kiến đến cuối tháng 3/2019 khu nuôi giống sẽ sản xuất những mẻ tôm giống đầu tiên với sản lượng đạt 10 triệu tôm giống/tuần. Dự án này được đầu tư nuôi theo công nghệ nhà màng; nhà máy chế biến (để tăng giá trị con tôm); nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm. Bên cạnh đó, hiện nay Công ty CP Thực phẩm BIM đang triển khai dự án nuôi tôm thương phẩm tại xã Đại Bình, quy mô 125ha, tổng mức đầu tư dự án khoảng 200 tỷ đồng. Ngoài ra, Tập đoàn GFS đang nghiên cứu chuẩn bị đầu tư nuôi tôm công nghệ cao tại xã Tân Lập. Những dự án này hứa hẹn từng bước đưa Đầm Hà trở thành trung tâm sản xuất giống, nuôi tôm lớn phía Bắc.

22
Huyện Đầm Hà đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm từ cây quế.

 

Trong danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư huyện Đầm Hà mới thu hút được dự án quan trọng do Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Thái Bình Dương liên kết với Tập đoàn Hàn Quốc triển khai xây dựng trại nuôi lợn quy mô 90.000 con lợn thương phẩm/năm và 2.600 con lợn nái tại xã Dực Yên. Hiện tại, dự án này đã được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, đang tiến hành GPMB, dự kiến đến tháng 4/2019 sẽ bắt đầu khởi công xây dựng. Ngoài ra, hiện nay toàn huyện có hơn 50 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 

Trong lĩnh vực trồng trọt huyện đang hướng phát triển đầu tư và chế biến cây dược liệu và cây quế tại xã Quảng An và Quảng Lâm nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Ngoài ra, hiện nay Đầm Hà tập trung nhân rộng mô hình trồng rau công nghệ cao, rau hữu cơ tại xã Quảng Tân, Dực Yên và Đại Bình. Cùng với đó, một số mô hình đã được doanh nghiệp, HTX mở rộng liên kết sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật cùng với người dân xây dựng thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện ngày càng được nâng cao. Riêng năm 2018 tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản của huyện đạt 969 tỷ đồng (tăng hơn 80 tỷ đồng so với năm 2017).

 

Đồng chí Trần Việt Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà, cho biết: Để gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, sắp tới huyện sẽ ưu tiên đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất. Trong đó, trước mắt huyện sẽ xây dựng đề án Trung tâm sản xuất giống cá biển công nghệ cao. Riêng năm 2019, huyện sẽ triển khai 2 mô hình liên kết sản xuất rau hữu cơ tại xã Dực Yên và Đại Bình. Đồng thời tiếp tục ưu tiên mở rộng vùng nuôi tôm công nghệ cao, phấn đấu sau năm 2020 huyện sẽ có nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Bên cạnh việc thu hút đầu tư xây dựng các mô hình liên kết phát triển sản xuất huyện sẽ đẩy mạnh xúc tiến hợp tác tiêu thụ đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản.

Phạm Tăng
quangninh.gov.vn/


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 35034

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 798236

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59806559