22:34 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hái ra tiền từ mô hình tổng hợp trên vùng đất nhiễm mặn xứ Thanh

Thứ hai - 20/08/2018 20:40
Năm 2010, sau nhiều năm tha phương cầu thực, ông Lê Văn Long trở về quê thuê đất làm trang trại. Trên vùng nhiễm mặn, ông đào ao thả cá, xây chuồng trại, trồng thanh long, nuôi tôm… cho lãi ròng mỗi năm gần 500 triệu đồng.

08-50-22_700_goc_thnh_long_ruot_do_giup_gi_dinh_ong_long_dut_tui_200_trieu_dong_moi_nm
700 trụ thanh long ruột đỏ giúp ông Long “đút túi” 200 triệu đồng/năm

Vùng đất nhiễm mặn tại thôn Đạo Lý, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) rộng 2,5ha trước đây được một hộ dân nhận trồng lúa, năng suất vụ xuân không nổi 2 tạ/sào (500m2). Do hiệu quả kinh tế thấp nên chủ cũ bỏ mặc cho cói mọc um tùm.

Nhận thấy tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên vùng đất này, ông Long bàn với vợ thuê lại, cải tạo, làm kinh tế trang trại. Sau khi thuê được đất, ông đào 3 ao với tổng diện tích gần 2ha nuôi các loại cá thương phẩm như rô phi đơn tính, trắm cỏ, mè, trôi…

Theo ông Long, sở dĩ ông nuôi nhiều loại cá trong cùng một ao là vì mỗi loại cá có tầng sinh sống, tìm kiếm thức ăn riêng. Chúng sẽ không bỏ phí nguồn thức ăn người nuôi thả xuống. Ngoài thức ăn công nghiệp, ông tận dụng lượng cỏ từ bờ ao, vùng trồng thanh long cắt cho cá ăn.

Vì thế, vườn thanh long của gia đình ông không sử dụng thuốc diệt cỏ, vừa đảm bảo an toàn, lại tận dụng được nguồn thức ăn cho cá. Chất lượng cá từ ao nuôi của ông Long vì thế cũng thơm ngon hơn nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.

Đến kỳ thu hoạch, tư thương vào tận ao thu mua, ông không phải đem đi nhập như nhiều hộ nuôi khác. Từ con cá, trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu về gần 150 triệu đồng. Vài năm lại đây, ông Long đầu tư nuôi thêm một vụ tôm thẻ chân trắng quảng canh, lãi thêm 60 triệu.

Nhờ lấy ngắn nuôi dài, mô hình trang trại tổng hợp của ông Long “sống khỏe”

Theo ông Long, tôm thẻ chân trắng rất khó tính nên cần đặc biệt chú ý để phát hiện, phòng trừ dịch bệnh. Tốt nhất nên nuôi xen 1 năm, sau đó nuôi năm tiếp theo hoàn toàn bằng thủy sản nước ngọt rồi lại quay về chu kỳ nuôi xen canh.

Diện tích còn lại, ông trồng 700 trụ thanh long ruột đỏ, 250 gốc bưởi da xanh. Có lẽ ông Long là người đầu tiên ở vùng đất này đem thanh long ruột đỏ về trồng. Cung không đủ cầu nên quả chưa chín tư thương đã đến đặt tiền cọc mua. Tính ra, từ cây thanh long, ông lãi ròng gần 200 triệu đồng/năm. Từ một vùng đất gần như hoang hóa, mô hình của ông Long đem về nguồn lợi nhuận gần 500 triệu đồng/năm.

Thế nhưng, cũng như bao chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp khác, gia đình ông Long phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn. Đó là khi giá lợn hơi chạm đáy, ông tưởng như mình sẽ không thể vực dậy nổi.

Bà Tống Thị Hà, Trạm phó Trạm Khuyến Nông huyện Hoằng Hóa cho biết: “Nếu cách đây 2 năm anh đến thăm trang trại của ông Long sẽ thấy một cảnh tượng buồn bã. Thời điểm ấy, trong chuồng nuôi lúc nào cũng có đến vài trăm con lợn thịt. Món nợ ngân hàng, nợ tiền cám lớn lên từng ngày trong khi giá lợn chạm đáy lại không thể xuất bán khiến ông Long đứng ngồi không yên. Nhưng nhờ có nghị lực và cách làm lấy ngắn nuôi dài, sau lần ấy ông đã gượng dậy và tiếp tục phát triển trang trại như bây giờ. Đến nay, có thể nói đây là một trong những trang trại làm ăn tốt nhất huyện Hoằng Hóa”.

Gia đình ông Long “hái” ra tiền từ vùng đất nhiễm mặn

Nói về quãng thời gian gian khổ, ông Long chia sẻ: “Thời điểm ấy, nếu không lấy ngắn nuôi dài, nếu không có vườn thanh long, ao cá, 70 cặp bồ câu, 40 đàn ong thì tôi “chết chắc”. Làm trang trại bây giờ cũng chẳng khác gì đánh bạc với trời. Nếu chỉ độc canh hay nuôi 1 đối tượng thì khó khăn lắm! Tôi vẫn tái đàn lợn nhưng sẽ cẩn trọng hơn những lần trước, vừa vào đàn nhưng cũng phải vừa thường xuyên nghe ngóng thị trường”.

Bà Nguyễn Thị Thủy, vợ ông Long: “70 cặp bồ câu, nuôi chơi chơi thế chứ mỗi năm cũng đem về trên 40 triệu đồng đấy. Còn 40 tổ ong, chí ít cũng thu về trên dưới 100 triệu nữa. Chừng ấy tuy không nhiều nhưng những lúc gian khó như thời gian qua mới thực sự thấy quý hóa. Làm ăn kinh tế, nếu không chịu khó tận dụng, nếu chỉ biết đổ tiền vào đầu tư với mong muốn nhanh kiếm được lợi nhuận thì “sập” như chơi”.
Theo Võ văn Dũng/Báo Nông Nghiệp.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 64

Khách viếng thăm : 110


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 782071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59790394