04:01 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả của mô hình quản lý dịch hại rệp sáp bằng chế phẩm vi sinh trên cây huệ

Chủ nhật - 28/12/2014 05:59
Lai Vung là địa phương có diện tích trồng huệ lớn nhất tỉnh với gần 300ha, tập trung ở các xã: Phong Hòa, Tân Hòa, Định Hòa... Cây huệ là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, được nhiều nông dân chọn trồng. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, người trồng huệ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc quản lý dịch hại trên cây huệ, nhất là phòng trị rệp sáp. Vừa qua, Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) tỉnh thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trị rệp sáp tấn công trên cây huệ ở Lai Vung, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Qua khảo sát và thu thập thông tin của Chi Cục BVTV tỉnh trên vùng trồng hoa huệ cho thấy, có nhiều đối tượng côn trùng gây hại, trong đó rệp sáp xuất hiện và gây hại phổ biến suốt thời gian sinh trưởng của cây huệ. Đặc biệt, vào mùa nắng, rệp sáp gây hại với mật số từ nhẹ đến nặng, chúng gây hại bằng cách chích hút lá và củ, nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng héo và chết khô cả bụi. Đồng thời, dịch tiết của rệp sáp là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng ký sinh, làm ảnh hưởng đến, sinh trưởng và phát triển của cây hoa huệ. Nếu không phát hiện và phòng trị kịp thời, rệp sáp có thể gây hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất từ 50 - 100%.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thực tế của Chi Cục BVTV thì hiện nay phần lớn nông dân trồng huệ ở Lai Vung đều chọn biện pháp sử dụng thuốc hóa học để phòng trị rệp sáp, ít có sự can thiệp từ các liệu pháp sinh học. Vì vậy, nhằm hạn chế rệp sáp gây hại, giúp nông dân làm quen dần với việc áp dụng các biện pháp sinh học vào sản xuất nông nghiệp, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, Chi Cục BVTV đã chọn chế phẩm sinh học từ vi nấm như nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana và nấm tím Paecilomyces javanicus, là những loại nấm ký sinh áp dụng vào phòng trừ rệp sáp trên cây huệ ở Lai Vung.

Anh Phan Trung Thành ngụ ấp Tân Phong, xã Phong Hòa tham gia mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trị rệp sáp trên cây huệ chia sẻ: “Nếu sử dụng thuốc hóa học để xử lý rệp sáp thì kết quả đạt rất cao, khoảng 90 - 95%. Tuy nhiên, sau khi phun xịt rệp sáp sẽ quay trở lại tiếp tục tấn công cây huệ. Vì vậy, vào những tháng mùa nắng, tôi phải phun thuốc phòng trị rệp sáp từ 8 - 12 lần/mùa, mùa mưa cũng phải phun từ 3 - 4 lần/mùa, tốn kém nhiều chi phí và công lao động. Còn đối với việc sử dụng các chế phẩm sinh học từ vi nấm, bước đầu tôi nhận thấy kết quả phòng trừ rệp sáp rất khả quan. Sau thời gian dài phun xịt, không thấy rệp sáp quay trở lại. Do đây là biện pháp sinh học, nên rất an toàn cho môi trường và người sử dụng. Vì vậy, hi vọng thời gian tới, các cán bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn chuyển giao cho chúng tôi sử dụng các chế phẩm này để phòng trị dịch hại rệp sáp”.

Sau những hiệu quả bước đầu từ mô hình, Chi Cục BVTV đề nghị tiếp tục có chương trình đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp sáp của các chế phẩm sinh học từ vi nấm ở điều kiện thực tế đồng ruộng trên địa bàn huyện Lai Vung; cần xây dựng qui trình nhân sinh khối chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus trên địa bàn tỉnh nhằm thuận lợi cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân ứng dụng rộng rải trong thời gian tới.

Nguồn: Báo Đồng Tháp online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cây huệ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258


Hôm nayHôm nay : 38175

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1258004

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58850059