16:47 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiếm tiền tỷ trên đất sỏi

Thứ bảy - 03/05/2014 21:35
Sau hơn 20 năm gắn bó với nông nghiệp, mỗi năm trang trại của ông Mai Văn Rõ thu về khoảng 2,2 tỷ đồng.


Khi ông Mai Văn Rõ rời vùng quê biển Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn lên huyện miền núi Hoài Ân (Bình Định), một vùng đất hoang hóa, “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, người dân địa phương không ai dám nói ra, trong bụng cứ nghĩ ông "hâm", ai đời đem tiền ném vào mông lung.

Không ai có thể ngờ, chỉ với 2 bàn tay trắng và lòng quyết tâm, ông Mai Văn Rõ, sinh năm 1962, đã bắt vùng đất cằn khô tại thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, Hoài Ân từng bị bỏ mặc giờ đang “đẻ” ra vàng. 

“Gia đình tôi cũng có tàu cá đánh bắt khơi xa, thế nhưng ngay từ nhỏ tôi đã không gắn bó với biển, mà lại mê làm nông nghiệp. Do đó, tôi để cho thằng em nối nghiệp ông cha theo nghề biển, còn tôi tìm đường làm ăn với các loại cây trồng”, ông Mai Văn Rõ tâm sự.

ong-ROI-2316-1399090000.jpg

Ông Mai Văn Rõ bên đàn gà gần 3.000 con

Chuyện ông bỏ ngư theo nông khiến người dân làng chài cứ trố mắt ngạc nhiên, bởi họ nghĩ người của biển không biết gì chuyện làm ăn trên bờ, thất bại là cái chắc. Nhất là khi ông Rõ lên thôn Định Bình thuộc xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn (vào năm 1993) khai hoang 1 hecta đất trồng mía, nhưng không thành công càng khiến những người dân làng chài Hoài Hương tin rằng mình nghĩ đúng.

Ông Rõ kể: “Khi tôi lên Định Bình chỉ có 2 bộ đồ và 2 bàn tay trắng. Tôi cùng 1 người bạn ra sức khai hoang được 1 hecta đất, khi ấy cây mía đang được ăn mạnh nên tôi chọn cây này để khởi nghiệp. Vùng đất ấy rất hoang sơ, nằm ở vùng sâu của thôn Định Bình.

Mía trồng lên tốt ngất, nhưng do khi ấy đường sá chưa thông nên vận chuyển mía đi bán ở nhà máy đường Phổ Phong, Quảng Ngãi khó lắm, tiền vận chuyển ăn hết, không còn lời lãi gì mấy. Nhắm thấy nếu trụ lại vùng đất này thì sẽ không có cơ hội phát triển lâu dài nên tôi đến tìm vùng đất khác”.

Làm xong vụ mía, ông Rõ tích góp được ít vốn và sắm được chiếc xe đạp. Ông cọc cạch đạp xe lên huyện trung du Hoài Ân, nơi đất đai bát ngát thăm dò. Ông Rõ “tia” vào 4 hecta đất đầm lầy ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, nằm dưới chân đèo Gò Loi.

Từ lâu, người dân địa phương chẳng thèm ngó ngàng tới vùng đất khó này, ông Rõ liên hệ với chính quyền địa phương để thuê đất, sau đó ông trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Nhận thấy đất này có tiềm năng phát triển kinh tế, sau khi hết hạn hợp đồng 4 hecta, ông Rõ mua lại đất của người dân địa phương để tiếp tục công cuộc làm ăn.

Với số vốn 5-6 triệu đồng ban đầu mua được ít đất, ông trồng rừng, chăn nuôi, tích góp dần dần, có dư tiền ông lại mua thêm đất. Cứ thế đến nay ông Rõ đã có trong tay đến 10 hecta đất. Trong đó ông trồng khoảng 6ha rừng sản xuất, 400 gốc hồ tiêu và 2 hecta chè Gò Loi, ngoài ra còn nhiều diện tích làm chuồng tại chăn nuôi heo, gà.

“Ban đầu, vì chưa có kinh nghiệm nên làm đâu trật đó. Nhưng đất đã mua, kiểu như đã “lỡ leo lưng cọp” nên tui không thể không làm. Vừa làm, tôi vừa đi khắp nơi để học tập từ những mô hình khác. Trồng rừng thì phải 6 - 7 năm sau mới có thu hoạch, muốn tồn tại phải “lấy ngắn nuôi dài”, vậy là tôi chăn nuôi kết hợp”, ông Rõ bộc bạch.

Lên “non” lập nghiệp được 3 năm, ông quay về quê cưới người vợ (bà Huỳnh Thị Học) cũng ở một vùng quê ven biển thuộc xã Hoài Mỹ, Hoài Nhơn. Khi có người bạn đời bên cạnh, ông Rõ như được chắp thêm cánh trong chuyện làm ăn. Không có tiền đầu tư 1 lần cho chăn nuôi, ban đầu ông Rõ động viên vợ nuôi vài ba con heo nái, đẻ ra bao nhiêu để lại nuôi tất. Hết lứa này đến lứa khác, đàn heo của vợ chồng tăng dần lên bốn năm chục con.

Song song, ông phát triển đàn gà, nuôi thêm đàn vịt. Rồi ông Rõ tiếp tục nghe ngóng, biết hồ tiêu đang vào thời thịnh, ông chọn diện tích đất bằng phẳng để phát triển loại cây này. Ông còn dành một số diện tích để trồng cây chè Gò Loi, một loại chè đặc sản của Bình Định với tâm nguyện đưa nó đi xa.

Sau hơn 20 năm “cày bừa”, vùng đất hoang hóa ngày nào giờ đã mượt xanh những cánh rừng keo, bạch đàn; bát ngát vườn hồ tiêu, vườn chè và những trang trại chăn nuôi gồm: 26 con heo nái lai sinh sản; mỗi lứa nuôi 300 con heo thịt hướng nạc; 150 gà mái đẻ cùng 2.700 con gà thả vườn; 400 con vịt… tổng thu nhập từ trang trại trồng trọt chăn nuôi tổng hợp nói trên mỗi năm khoảng 2,2 tỷ đồng, sau khi trừ mọi chi phí, ông Rõ còn lãi gần 1 tỷ.

Theo ông Rõ, nếu ai không có ý chí làm giàu thì khó làm kinh tế trang trại thành công. Ngoài ra, còn phải dám nghĩ, dám làm, kiên trì và sáng tạo. Nhất là muốn nắm chắc thành công còn phải liên tục học hỏi để nắm vững kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại vật nuôi.

“Đối với đàn gà thả vườn, tôi luôn chú trọng đến khâu chọn giống, kỹ thuật úm gà khi còn nhỏ, tiêm vacxin định kỳ. Còn đối với đàn heo, tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng kết hợp tiêm vacxin phòng ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả. Đồng thời, tôi luôn nắm bắt thị trường, nhìn nhận và đánh giá thị trường vào từng thời điểm để có được giá bán sản phẩm cao”, ông Rõ chia sẻ.

Ông không chỉ mãn nguyện về thành công đang có, mà vì cái đau đáu trong đầu ông về chuyện tìm mọi cách làm hồi sinh cây chè Gò Loi.

“Làm gì thì làm, nhưng trong đầu tôi không bao giờ nguôi ý nghĩ khôi phục lại diện tích và thương hiệu cây chè Gò Loi từng nổi tiếng trước đây. Đất đai ở Tân Thịnh khá màu mỡ, phù hợp với cây chè. Trước đây, cây chè trồng trên đất Gò Loi này nổi danh nhờ chất lượng thơm ngon. Tiếc là thời gian qua cây chè ở đây không được quan tâm nên dần dà bị phá gần hết”, ông Rõ trút lòng.

Với tâm huyết khôi phục thương hiệu chè Gò Loi, ông Rõ đã rủ một số người dân ở thôn Tân Thịnh liên hệ mua 200.000 cây chè giống ở Thái Nguyên về trồng trên diện tích 10 hecta. Theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ mở rộng diện tích trồng chè lên 30 hecta và sẽ mở cơ sở chế biến chè tại địa phương.

Theo Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168


Hôm nayHôm nay : 32627

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58798369