15:55 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu nhờ trồng bưởi da xanh

Thứ tư - 22/11/2017 05:12
Từ bỏ cuộc sống chốn thị thành, gom góp vốn liếng về xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương mua đất làm trang trại, sau 20 năm miệt mài canh tác, nông dân Nguyễn Thanh Thủy (SN 1958) với nghị lực vượt khó làm giàu đã biến trang trại đất bạc màu thành vườn bưởi da xanh mượt mà trĩu quả, cho lợi nhuận hơn chục tỷ đồng mỗi năm.

Vốn sinh ra và lớn lên ở TP Hồ Chí Minh, trước đây chị Thủy chưa từng có kiến thức về nông nghiệp ngày nào. Thế nhưng, sự đam mê làm nông nghiệp từ thuở bé khi thường thưởng thức mùi hoa trái ngọt ngào ở quê ngoại Lái Thiêu, thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương), nơi nức tiếng một thời của cả nước về trái cây ngon ngọt, đã thôi thúc chị Thủy đi đến quyết định thực hiện cho bằng được “giấc mơ” sản xuất nông nghiệp của chính mình.

Gieo mầm xanh trên vùng đất khó

Dẫn chúng tôi tham quan vườn bưởi da xanh oằn cành trĩu quả, chị Thủy kể lại chuyện làm nông nghiệp của chính mình bằng nghị lực và niềm đam mê. Năm 1997, gom góp vốn liếng sau bao năm dành dụm, chị Thủy đến ấp Suối Tre, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương mua lại 14 ha đất đang trồng cây bạch đàn để thực hiện ý tưởng trồng cây ăn trái.

Nhớ lại những ngày tháng mới lên vùng đất mới, chị Thủy cho biết, con đường khởi nghiệp từ nông nghiệp trước đây vất vả lắm chứ không như bây giờ. Ngày đó, tuy mua được đất nhưng khi đặt chân lên đây thì tâm trạng đầy lo toan, khó khăn trăm bề bởi mảnh đất đã mất đi độ dinh dưỡng do hậu quả của tư duy nông nghiệp hạn chế khi trồng cây bạch đàn nhiều năm làm đất bạc màu, cộng thêm tầng nước ngầm quá sâu không đủ lượng cho việc tưới tiêu! “Mất ba năm cần mẫn lao động phá bỏ gốc bạch đàn, dọn từng ụ mối và cải tạo vườn, tôi về Bến Tre mua 6.000 cây bưởi da xanh đem về trồng xuống vùng đất mới với tràn đầy kỳ vọng”, chị Thủy kể.

Kết quả, đất bạc màu nên bưởi da xanh chết gần phân nửa, chỉ còn lại 3.500 cây. Cho rằng cây chết do trồng không đúng kỹ thuật, chị Thủy tự nhủ với lòng phải tìm mọi cách giữ lại vườn bưởi da xanh. Thế là, chị Thủy đã tìm tòi học hỏi qua sách vở, qua kinh nghiệm của những người thành công lẫn thất bại, những nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp về cây bưởi trên cả nước. Ngoài ra, chị Thủy còn lặn lội sang các nước châu Á như Thái-lan, Malaysia tìm hiểu kỹ thuật trồng trọt nhằm quyết tâm thực hiện thành công việc trồng bưởi da xanh.

Kỹ thuật đã có nhưng vốn còn khó hơn, “lấy ngắn nuôi dài” chờ bưởi có trái sau hơn ba năm trồng, chị Thủy tận dụng trồng xen kẽ các loại như ổi, chanh, bầu bí nhằm có thêm thu nhập vừa giúp cải tạo đất, vừa tạo nguồn phân xanh cho cây. Để có vốn theo nuôi cây bưởi, chị Thủy còn nuôi gà gia công cho các doanh nghiệp, vừa làm trại nuôi trùn quế nhằm tận dụng nguồn phân bón lại cho vườn bưởi đang trồng. Việc này vừa tiết kiệm được khoản tiền mua phân bón, vừa giúp đất tơi xốp, vừa bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây bưởi mau đơm bông kết trái.

Đất lành sinh quả ngọt

Dày công chăm sóc, quyết tâm của chị Thủy được đền đáp xứng đáng. Sau hơn ba năm trồng, những gốc bưởi ban đầu đã cho hiệu quả tốt, nhờ bưởi sai quả, chất lượng bưởi ngon ngọt và giữ được hương vị của gốc gác bưởi da xanh Bến Tre nên được thị trường ưa chuộng, những vụ bưởi đầu tiên đã cho chị Thủy lợi nhuận bình quân hơn một tỷ đồng/năm. Lợi nhuận từ bưởi được chị Thủy tiếp tục tái đầu tư, nhờ vậy từ 14 ha bưởi ban đầu, đến nay trang trại bưởi da xanh của chị Thủy đã mở rộng lên 34 ha, lợi nhuận bình quân đã tăng lên 15 tỷ đồng/năm hiện nay, tạo công ăn việc làm ổn định cho 35 lao động tại địa phương với thu nhập hơn 6 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh mở rộng diện tích, xác định làm nông nghiệp trong giai đoạn hội nhập cần ứng dụng khoa học kỹ thuật thì mới nâng cao giá trị, chị Thủy đã chú trọng cơ giới hóa phục vụ sản xuất, đưa nhiều dây chuyền sản xuất vào thay thế cho các công đoạn thủ công, như: ứng dụng dây chuyền tưới công nghiệp và tiết kiệm nước, ứng dụng quy trình trồng trọt, bảo quản và đóng gói trái theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch VietGap, GlobalGAP.

Bên cạnh đó, chị Thủy còn sử dụng phương pháp dân gian, dùng gừng, ớt hòa nước thay thuốc trừ sâu để xua đuổi côn trùng những khi cần thiết; kết hợp dùng phân gà ủ, phân dơi, phân trùn quế, phân cá… bón cho cây bưởi. Nhờ vậy, bưởi da xanh tại trang trại chị Thủy được khách hàng xem là bưởi sạch, được ưa chuộng.

Tư duy mới trong sản xuất gắn với tiêu thụ, chị Thủy cho rằng, để có thị trường ổn định thì vấn đề sống còn là xây dựng thương hiệu nhằm tăng năng lực cạnh tranh. Ứng dụng các tiêu chuẩn sản xuất sạch vào trồng trọt, cũng như đăng ký nhãn hiệu cho riêng mình, năm 2011, trang trại bưởi da xanh của chị Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Bưởi da xanh Nguyễn Thanh Thủy”, tiếp đó năm 2014, trang trại được cấp Giấy chứng nhận VietGap. Với những bước đi phù hợp này, bưởi da xanh của chị Thủy đã tạo được uy tín ở thị trường trong nước, có mặt tại các siêu thị lớn như Metro, Lotte Mart, Wellcome… và xuất khẩu sang Hà Lan, Cộng hòa Séc.

Làm giàu từ nông nghiệp, chị Thủy luôn có tấm lòng sẻ chia với cộng đồng, hàng năm luôn ủng hộ Quỹ vì người nghèo 20 triệu đồng/năm; giúp đỡ, ủng hộ cho 25 hộ nghèo và bốn hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn mỗi tháng 20 kg gạo/hộ; ủng hộ cho gần 40 em học sinh với mỗi em từ 10 - 20 kg gạo/tháng cùng học phí, xe đạp để đến trường; hỗ trợ 2.850 cây giống cho cựu chiến binh và hội viên nông dân tại địa phương…

Thành công từ gieo mầm xanh trên vùng đất khó, với những kết quả đạt được trong sản xuất, kinh doanh, chị Thủy đã nhận được nhiều lần khen thưởng của T.Ư và địa phương, như: Năm 2016, chị Thủy được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017; được tuyên dương Chủ mô hình khởi nghiệp xuất sắc năm 2017; là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V (giai đoạn 2012 - 2017); được tỉnh Bình Dương khen thưởng Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền...

Mới đây nhất, chị Thủy vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm đổi mới” do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam khen tặng.

Chị Thủy bên gian hàng giới thiệu bưởi tại Hội chợ nông nghiệp tỉnh Bình Dương.

Theo Trần Định/Báo Nhân Dân.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 101


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 938544

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59946867