03:53 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình liên kết tiêu thụ chiếm vị thế trong sản xuất nông nghiệp

Thứ ba - 12/03/2019 20:55
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình liên kết chuỗi đang dần chứng tỏ được vị thế trong nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. So với những năm gần đây, năm 2018 được đánh giá là năm mô hình liên kết gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật ở các ngành hàng thế mạnh của tỉnh.

Cụ thể, trong năm 2018 ở ngành hàng lúa gạo, diện tích liên kết tiêu thụ được 47.406ha, đạt 92,72%, tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2011 (chỉ đạt 4,78%) và năm 2016 (chỉ đạt 28,11%). Song song đó, số lượng các công ty, doanh nghiệp (DN) tham gia liên kết tiêu thụ lúa trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, cụ thể năm 2018 là 90 công ty, DN tham gia (trong khi năm 2015 chỉ có 25 công ty). Đáng lưu ý là mô hình liên kết tiêu thụ đã và đang chứng minh được hiệu quả khi ngày càng có nhiều DN trở thành những đối tác tin cậy và có sự gắn bó nhiều năm với bà con nông dân ở Đồng Tháp như: Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Giống cây trồng Miền Nam, Công ty Highland Dragon, Công ty TNHH MTV Hiếu Nhân, Công ty Đồng Tháp Mười và DNTN Hai Hiếu 18 và một số DN khác...

Bên cạnh ngành hàng lúa gạo, mô hình liên kết tiêu thụ đang dần được mở rộng ở ngành hàng xoài. Năm 2018, tổng sản lượng liên kết tiêu thụ ở ngành hàng xoài gần 2.500 tấn. Trong đó, liên kết tiêu thụ trong nước gần 2.400 tấn, liên kết tiêu thụ nước ngoài là 76 tấn. Hiện tại, Công ty Long Uyên đã đặt trạm thu mua trái cây ở TP.Cao Lãnh để sản xuất sản phẩm xoài chế biến, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm từ trái xoài và nâng cao giá trị gia tăng.

Mô hình liên kết chuỗi không những được phát triển mạnh ở các ngành hàng thế mạnh, mà ở từng địa phương, các tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp đã ý thức đến việc sản xuất sạch - an toàn và tự chủ động tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ nông sản. Điển hình là một số mặt hàng như: quýt, cam, thanh long ruột đỏ, chanh, ổi, nấm rơm, nấm bào ngư, bắp ngọt, đậu nành... nông dân đã mạnh dạn kết nối với các công ty của Tập đoàn VinGroup, Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên, Công ty Hoàng Phát Long An, Công ty Cát Tường Tiền Giang, Công ty Thạch Võ, Công ty TNHH MTV Cỏ May, Công ty AntexCO để thu mua. Từ đó tạo được sự yên tâm và chủ động trong sản xuất.


Thanh long ruột đỏ ở huyện Châu Thành được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ với giá cả ổn định

Trong năm 2018, từ nguồn kinh phí khuyến nông, ngành nông nghiệp đã triển khai mô hình nuôi lươn an toàn thực phẩm gắn với liên kết tiêu thụ. Bước đầu mô hình này đạt nhiều kết quả khả quan trong việc đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi và sản phẩm, đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng. Mô hình này được thực hiện tại huyện Tam Nông với quy mô 60 bể trên diện tích 1.200m2.

Khi lươn đạt từ 250g/con trở lên, thương lái thu mua toàn bộ theo giá thị trường. Hiện lươn đạt trọng lượng bình quân 300g/con, các hộ nuôi đang thu hoạch bán cho thương lái theo hợp đồng đã ký kết với giá 175.000 đồng/kg, lợi nhuận trên 1,4 tỷ đồng. Thực hiện tốt khâu liên kết tiêu thụ, đầu ra ổn định giúp người nuôi an tâm sản xuất. Các hộ nuôi đã liên kết lại thành tổ hợp tác để ký hợp đồng tiêu thụ với thương lái, hình thành mối liên kết lâu dài giữa nông dân và thương lái trong khâu tiêu thụ lươn thương phẩm. Điều này giúp người nuôi an tâm, phát triển nghề nuôi lươn theo hướng ổn định và bền vững.

Ở ngành hàng cá tra, mô hình liên kết chuỗi cũng được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Đối với ngành hàng này, có hai hình thức liên kết được nông dân và DN ưu tiên lựa chọn là: ký kết hợp đồng tiêu thụ và nuôi gia công cho công ty. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các DN tham gia hợp đồng liên kết với hợp tác xã và nông dân với tổng diện tích khoảng 469ha, tương ứng với sản lượng 164.377 tấn, bao gồm các DN: Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty TNHH MTV CB Thủy sản Hoàng Long, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI, Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Việt Thắng, Công ty TNHH Cỏ May, Công ty cổ phần thủy sản Ngọc Xuân, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bến Tre...

Theo Báo Đồng Tháp Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 37790

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1257619

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58849674