14:03 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người hồi sinh vùng trại sét từ mô hình trang trại tổng hợp

Chủ nhật - 11/02/2018 19:45
“Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Những lời thơ trong “bài ca vỡ đất” của nhà thơ Hoàng Trung Thông gần như bao hàm được hết tinh thần hăng say lao động, dám nghĩ dám làm của người đàn ông dưới chân núi Hồng Lĩnh thuộc xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

25 năm “nếm mật nằm gai”

Ông Lê Văn Bình trải lòng, năm 1987 sau khi xuất ngũ trở về quê hương, ông không định hình được sẽ làm gì để nuôi vợ nuôi con. Vốn xuất thân từ gia đình thuần nông nên thâm tâm ông luôn muốn gắn bó với ngành nông nghiệp. Lúc bấy giờ vùng đất trại Sét được giao Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân phát triển trại dược liệu nhưng bị bỏ hoang lâu năm, trong đầu ông lóe lên ý tưởng làm trang trại từ đó.

09-40-58_1
Ông Lê Văn Bình (bên phải) đánh thức vùng đất chết trại Sét

Khi đưa ý tưởng này bàn với vợ con, người thân ai cũng bảo ông khùng, dở người, bởi cả vùng đất lau sậy, giang nứa um tùm, nhìn đâu đâu cũng âm u làm sao mà phát triển được, trong khi vốn liếng là hai bàn tay trắng.

Cả gia đình, dòng họ ngăn cản rồi tưởng ông từ bỏ ý định, nào ngờ năm 1993 ông làm đơn xin xã Xuân Mỹ khoanh nuôi 5ha đất đào ao nuôi cá, sản xuất lúa và cây trồng ngắn ngày. Mục đích lúc này là để xóa đói giảm nghèo. Theo thời gian, đất Sét dần hồi sinh, nuôi cá được cá, cấy lúa được lúa, trồng lạc được lạc...

“Thừa thắng xông lên”, năm 1998 ông tiếp tục làm thủ tục thuê thêm 60ha đất lâm nghiệp mở rộng quy mô trang trại theo mô hình vườn - ao - chuồng. Thời gian này, ông cùng vợ - bà Đinh Thị Nga (SN 1963) và ba người con trai “ăn rừng, ngủ rú”, dùng những công cụ sản xuất thủ công nhất để đào đất trồng keo, mở rộng ao nuôi cá, cày bừa ruộng gieo cấy lúa..., lấy công làm lãi. Nỗ lực suốt nhiều năm bắt đầu được đền đáp bằng những món tiền lời hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

Khi có chút vốn lận lưng, chí hướng làm ăn lớn theo quy mô hàng hóa bắt đầu manh nha trong người cựu chiến binh Bình. Theo đó, năm 2003 ông mạnh tay đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng hệ thống kênh mương, hồ chứa nước; xây dựng chuồng trại chăn nuôi dê, bò sinh sản, lợn nái, lợn thương phẩm... Quy mô trang trại cứ thế mở rộng theo thời gian, từ đầu tư 1 tỷ, 2 tỷ, đến nay đạt hơn 10 tỷ đồng.

09-40-58_3
Dự kiến diện tích rau công nghệ cao cho thu hoạch dịp tết

Theo ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, giai đoạn trang trại ông Lê Văn Bình phát triển mạnh nhất là từ năm 2010, khi phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động sâu rộng. Với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ đắc lực từ tỉnh, huyện thông qua các chính sách, trang trại của ông Bình trở thành điểm nhấn không chỉ của huyện mà còn của tỉnh Hà Tĩnh.

Ngoài mang lại lợi nhuận cao cho gia đình, mô hình trở thành nơi học tập kinh nghiệm của rất nhiều nông dân khác trong và ngoài tỉnh. Ông Bình cũng là người đầu tiên mạnh dạn liên kết với Cty cổ phần C.P (Thái Lan) nuôi lợn gia công quy mô 1.800 con/lứa, làm tiền đề giúp cho Xuân Mỹ mở rộng quy mô nuôi kiên kết cho C.P lên 12.000 con/năm/4 hộ tham gia.

Ông Bình bảo: “Tôi làm trang trại khi chưa ai dám làm, thất bại, đắng cay đã nếm đủ. Bây giờ có thể tự hào rằng mình có của ăn của để nhưng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, trang trại của tôi vẫn sẽ tiếp tục đầu tư nâng quy mô để phù hợp thực tiễn”.

Hiện ngoài phát triển chăn nuôi lợn, trang trại này đang sản xuất hiệu quả 5ha NTTS; 100 keo; 1ha cây ăn quả; nuôi 100 con bò sinh sản và thương phẩm; 1.000 con gia cầm/lứa;...  

Xây dựng thương hiệu “rau ông Bình”

Sản xuất những cây trồng, vật nuôi trên chưa thỏa chí làm giàu từ nông nghiệp của ông Bình. Giữa lúc thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng cao của người tiêu dùng, năm 2017 ông lập hẳn dự án sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên diện tích 1ha; tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn 1 xây dựng trên 5.000m2 (trong đó 3.000m2 nhà lưới); kinh phí đầu tư hơn 2 tỷ đồng.

Theo ông Bình, những sản phẩm nông nghiệp trang trại Sét sản xuất ra đều nói không với chất cấm, hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV nên có rất nhiều người tìm đến đặt hàng, đặc biệt là các trường học. Thậm chí nhiều du khách đến đây vừa tham quan mô hình du lịch trải nghiệm nông thôn mới vừa đặt hàng mua rau, thịt gà, lợn, bò, cá... Một số người còn gom hàng đưa lên TP Vinh (Nghệ An) và thị trấn của huyện rao bán với “thương hiệu” rất gần gũi “rau ông Bình”.

09-40-58_4
Xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm ngay trong trang trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

Chia sẻ về kinh nghiệm làm giàu, chủ trang trại này cho rằng, yếu tố quan trọng nhất là phải có sự đam mê và kiến thức. Đam mê mà “hổng” kiến thức thì sớm muộn gì cũng thất bại. Ngoài ra, người làm chủ phải có máu “liều”, dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm. Tất nhiên liều cũng phải có cơ sở, nhạy bén nắm bắt thời cuộc, các điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đơn cử là việc xây dựng nhà lưới trồng rau công nghệ cao. Với các tỉnh phía Bắc, phía Nam làm nhà lưới chỉ cần thiết kế chịu được sức gió cấp 10 nhưng ở Hà Tĩnh thì phải thiết kế sức chống chịu đến cấp 13 mới đáp ứng được.

Cũng theo ông Bình, trong suốt 25 năm làm trang trại thì có hai đợt “bão” ông không bao giờ quên. Đó là giai đoạn năm 1998, lúc bấy giờ dù đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nhưng trang trại vẫn không chống chọi được đợt dịch bệnh hỏng mắt trên đàn dê Bách thảo và tụ huyết trùng trên bò. Hàng trăm con chết như ngả rạ, thiệt hại gần 400 triệu đồng.

Sau thất bại này, anh em bạn bè khuyên từ bỏ, một số người đến ngả giá chuyển nhượng trại nhưng ông kiên quyết lắc đầu. Ông Bình gây dựng lại trang trại lần hai. Hơn 10 năm sau, năm 2010 trận “đại hồng thủy” một lần nữa cuốn sạch sành sanh gần 5ha NTTS; xô đổ công trình chuồng trại và hàng chục ha keo... ước thiệt hại gần 2 tỷ đồng.

“Lúc này quả thực cả gia đình chán nản thật. Nhưng tôi nghĩ đó là quy luật tự nhiên, tôi bảo với vợ con dù có chết tôi cũng phải chết ở trại Sét này. Quyết tâm của tôi rồi cũng được đền đáp bằng thành quả ngày hôm nay”, ông Lê Văn Bình nói.

25 năm trước vùng đất trại Sét lau lách, giang nứa bủa vây nhưng 25 năm sau, khi chúng tôi đến, nhìn cả khu vực trang trại rộng lớn phủ kín màu xanh của rừng keo, cây ăn quả, rau sạch; bò, lợn, gà nườm nượp xuất chuồng... mới thực sự thán phục chí hướng làm giàu của ông Bình.

Những nỗ lực trong phát triển kinh tế của chủ nông dân Lê Văn Bình đã được Chủ tịch nước ghi nhận, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về phong trào thi đua yêu nước; các Bộ ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân cũng đã vinh danh bằng hàng chục bằng khen, giấy khen ý nghĩa khác.
Theo Thanh Nga/Báo Nông Nghiệp.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138


Hôm nayHôm nay : 46142

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1221693

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58813748