10:25 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Chủ nhật - 12/08/2018 11:31
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân thị xã Từ Sơn đã đẩy mạnh các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước, nhân rộng mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và tăng tỉ lệ hộ khá, giàu, giảm tỉ lệ hộ nghèo.

Mô hình trồng rau trong nhà kính của ông Nguyễn Khắc Mạnh (phường Đình Bảng).

 

Hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, trong 5 năm qua, bằng sự hỗ trợ thiết thực của tổ chức Hội và sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, hội viên nông dân, toàn thị xã (TX) có 80.200 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 4 cấp, trong đó có 1.528 hộ đạt cấp Trung ương, 6331 hộ đạt cấp tỉnh, 15.486 hộ đạt cấp TX, và gần 57.000 lượt hộ đạt cấp cơ sở. Các cấp Hội Nông dân TX đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai tốt công tác khuyến nông với nhiều hình thức phong phú như: Hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, có chính sách hỗ trợ cây, con, giống mới để phục vụ sản xuất… Nhờ vậy, đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương, góp phần ổn định cuộc sống, tăng thu nhập cho gia đình.
Đến nay toàn thị xã có 24 trang trại lớn nhỏ và 148 gia trại chủ yếu là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và VAC tổng hợp… Điển hình như hộ ông Nguyễn Quang Đẩu, xí nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu (Đồng Nguyên) với mô hình trang trại chăn nuôi lợn tại 2 cơ sở tại phường Đồng Nguyên(TX Từ Sơn) và xã Nghĩa Đạo (Thuận Thành), thường xuyên nuôi 500-600 lợn nái sinh sản, hơn 1.000 lợn siêu nạc xuất khẩu, mỗi năm xuất bán ra thị trường trên 1300 tấn lợn hơi và 4000 con lợn giống bố mẹ; doanh thu mỗi năm từ 45-50 tỷ đồng; Mô hình chăn nuôi gà bố mẹ của hộ ông Trần Văn Tường (Trang Hạ) với diện tích 500 m2 nuôi trên 10.000 con gà đẻ hàng năm xuất ra 750.000 trứng và gà con giống thu nhập trên 7 tỷ đồng/năm.
Hội viên nông dân trong thị xã đã mạnh dạn ứng dựng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; mô hình trồng cà chua, dưa chuột 1.050m2 theo công nghệ nhà lưới của ông Nguyễn Khắc Mạnh ở phường Đình Bảng là một trong những mô hình ứng dụng mô hình công nghệ cao vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hay như mô hình trồng rau thủy canh của ông Phan Đình Thanh, phường Đông Ngàn, mô hình trồng cam đường canh và chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Bẩy, Nghĩa Lập, Phù Khê cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngoài việc đẩy mạnh phát triển các mô hình trang trại, chăn nuôi, trồng trọt, hội viên nông dân ở các địa phương đã thành lập các công ty, cơ sở sản xuất từ các ngành nghề truyền thống như đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Tam Sơn… dệt may mặc ở Tương Giang. Nổi bật trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có bà Vũ Thị Mai, Đồng Kỵ có 3 xưởng sản xuất với diện tích 2000 m2 giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở trong và ngoài địa phương với mức thu nhập từ 4-9 triệu đồng/tháng. Cơ sở sản xuất của hộ chị Hằng, thôn Phù Khê thượng, xã Phù Khê cũng thường xuyên tạo việc cho trên 10 lao động với mức thu nhập cao.
Nông dân ở các xã, phường khác cũng phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ, tạo việc làm cho lao động. Đối với xã Tương Giang, một địa phương có nghề dệt, may mặc phát triển, hội viên nông dân sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong khi thị trường cạnh tranh ngày càng cao. Tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Văn Chiến chuyên sản xuất bông vải sợi, giải quyết việc làm cho 10-15 lao động; hộ chị Nguyễn Thị Hào, Tạ Xá chuyên may quần áo nữ phục vụ thị trường ở nhiều tỉnh thành trong cả nước; hiện tại cơ sở của chị tạo việc làm cho khoảng 20 lao động tại xưởng và khoảng 10 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Những kết quả trên khẳng định phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức chỉ đạo phong trào phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm hội viên nông dân và thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương, từng bước đáp ứng yều cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn TX.

Theo Hồng Dinh/Báo Bắc Ninh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175


Hôm nayHôm nay : 27788

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 927181

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59935504