01:38 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá lăng nha trong ao đất

Thứ hai - 15/12/2014 02:52
Cá lăng nha có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt trắng, dai và thơm ngon. Là một trong những đối tượng đang được người nuôi cá ở nhiều nơi quan tâm, tìm hiểu nuôi và bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao.
Nuôi cá lăng nha trong ao đất

Nuôi cá lăng nha trong ao đất

Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi

Ao nuôi có diện tích từ 2.000 - 3.000 m2 là thích hợp nhất. Độ sâu nước từ 1,5 - 2 m.

Bờ ao chắc chắn, ao có cống cấp và thoát đầy đủ, đáy ao bằng phẳng, nghiêng về phía cống thoát. Ao nuôi gần nguồn nước sạch, chủ động cấp và thoát nước.

Cải tạo ao: Tháo cạn nước, vét bùn đáy, gia cố bờ bao chắc chắn.

Diệt tạp: Dùng vôi để cải tạo đáy ao và diệt tạp. Liều lượng từ 10 - 12 kg/100 m2, vôi được rắc đều và phơi nắng 3 - 5 ngày.

Nước cấp vào ao lọc qua lưới lọc, mực nước cấp vào ao cao 1,5 - 1,8 m.

Mùa vụ và mật độ thả nuôi

Mùa vụ: Giống thả được quanh năm hoặc thả vào 2 vụ chính là: vụ Xuân từ tháng 3 - 4; vụ Thu từ tháng 8 - 9.

Mật độ thả: 1 con/m2, nuôi ghép với cá mè trắng hoặc mè hoa.

Kích cỡ thả giống: Tùy theo thời gian nuôi mà chọn kích cỡ giống khác nhau. Nếu nuôi thời gian ngắn (6 tháng) nên thả giống cỡ lớn từ 0,5 kg/con trở lên.

Chọn giống: Cá giống đồng đều, màu sắc tươi sáng, không bị bệnh hay dị tật. Nên mua giống tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng. Tắm cho cá trước khi thả giống bằng muối 2 - 3% trước khi thả xuống ao.

Cho ăn và chăm sóc

Cho cá ăn bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn công nghiệp. Thức ăn tươi sống dùng cá tạp tươi, phụ phế phẩm lò mổ. Thức ăn tươi cần được cắt nhỏ cho phù hợp với kích cỡ cá.

Nên cho thức ăn vào sàng ăn để kiểm tra lượng thức ăn (ao 2.000 m2 nên đặt 4 sàng ăn).

Nếu dùng cám công nghiệp, sử dụng loại cám có hàm lượng đạm >30%, cho ăn từ 2 - 3% trọng lượng thân. Cho cá ăn 2 cữ sáng và chiều.

Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp.

Chăm sóc: Thường xuyên duy trì ổn định mực nước ở mức yêu cầu. Nếu dùng thức ăn tươi sống thì phải thường xuyên thay nước, mỗi lần thay từ 20 - 30% lượng nước ao nuôi.

Định kỳ dùng chế phẩm sinh học làm sạch nước, dùng vôi 2 - 3 kg/100m3 nước để xử lý nước (ổn định pH, sát khuẩn,…).

Kiểm tra tăng trưởng và dấu hiệu bệnh của cá để có biện pháp xử lý kịp thời. Tăng cường ôxy cho cá vào những khi thời tiết bất thường hoặc cá có dấu hiệu nổi đầu.

Phòng, trị bệnh cho cá

Thường xuyên vệ sinh sàng ăn đảm bảo sạch sẽ. Định kỳ hàng tháng trộn thuốc, vitamin vào thức ăn phòng bệnh cho cá.

Xử lý một số bệnh thường gặp: Cá lăng hay gặp một số bệnh như bệnh nấm thủy mi, bệnh viêm ruột.

Bệnh nấm thủy mi: Cá bị bệnh bơi lội không bình thường do cơ thể bị ngứa nên cá cọ sát vào các vật thể trong nước làm xây xát lại càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm có cơ hội phát triển khiến bệnh nặng hơn.

Bệnh này, cần sử dụng hóa chất khử trùng nước, kết hợp với trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá ăn để điều trị bệnh.

Bệnh viêm ruột: Cá bị bệnh viêm ruột bụng trương to, có ban đỏ, hậu môn lồi và sưng đỏ. Khi bệnh nặng, vây cá bị tổn thương, xoang bụng tích nước, thành ruột bị tụ máu. Toàn bộ ruột có màu đỏ thâm, ruột không có thức ăn, xuất hiện dịch mủ màu vàng nhạt.

Để phòng trị bệnh này, cần đảm bảo thức ăn tươi, không bị ôi thiu. Vệ sinh sàng ăn và thức ăn thừa sạch sẽ. Định kỳ dùng thuốc phòng bệnh cho cá. Khi cá bị bệnh dùng vôi bột hoặc hóa chất xử lý nước ao, kết hợp sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho cá.

>> Nghề nuôi cá lăng nha (cá lăng đuôi đỏ)

Ở Việt Nam, cá lăng nha sinh sống nhiều ở các con sông thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Vì giá trị kinh tế cao nên nhiều nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đã khai thác cá lăng đuôi đỏ ngoài tự nhiên để nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, đa số các hộ nuôi này không thành công vì không chủ động được con giống.

Năm 2005, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lăng đuôi đỏ và chuyển giao công nghệ cho một số tỉnh như An Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định…

Cuối năm 2010, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ chủ động sản xuất và cung cấp giống cho người nuôi trong tỉnh. Hiện nay, có nhiều mô hình nuôi cá lăng nha ở Đồng Nai, Đăk Lăk, An Giang,… thu lãi hàng trăm triệu đồng từ nuôi cá lăng đuôi đỏ, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

 

Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 23502

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 692061

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59700384