11:23 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn không bùn xuất ngoại, ngồi thu ngoại tệ

Thứ năm - 10/07/2014 21:47
Anh Đoàn Kim Sơn (SN 1983) là giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP.HCM và là chủ trang trại Sơn Ca (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn). Anh là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn tại TP. HCM và đưa lươn xuất ngoại.
Anh Đoàn Kim Sơn (SN 1983) là giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP.HCM và là chủ trang trại Sơn Ca (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn).

Anh là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn tại TP. HCM và đưa lươn xuất ngoại.

Đến trang trại Sơn Ca, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi quy mô cũng như sự sáng tạo trong nghề nuôi lươn mà nơi đây đang áp dụng. Với diện tích khoảng 4.000m2 có tới hàng trăm bể nuôi lươn bằng xi măng, không có bùn. Trong bể, ngoài hệ thống đường ống tiêu, thoát nước, ở giữa bể được đặt các vỉ tre chồng lên nhau làm chỗ để lươn bám vào. Trên các vỉ tre, hàng trăm con lươn cuộn mình vào nhau.

Anh Sơn cho biết, lươn thịt của trại xuất bán quanh năm. Mỗi năm bán trên 1.200 tấn tại thị trường nội địa và xuất khẩu trên 400 tấn, lươn giống xuất khoảng 40 tấn. Anh còn xây 3 vựa thu mua tại chợ đầu mối Bình Điền để thu mua lươn của nông dân.

Để có thành công này, anh đã trải qua nhiều thăng trầm. Anh Sơn kể, năm 2001, anh bắt đầu nuôi lươn trong bể bùn tại Tiền Giang. Nhưng cách làm này không mang lại hiệu quả do tốn nhiều công sức, không đảm bảo môi trường.

Năm 2007, anh về mở trang trại nuôi lươn tại Hóc Môn. Ban đầu anh nuôi lươn trong bể có lục bình. Tuy nhiên cách này rất khó thay nước vì rễ lục bình nhiều. Rồi anh lại thử nghiệm nuôi lươn trong bể có dây nylon, nuôi lươn bằng việc thả gạch ống xuống bể, nuôi lươn bằng ống nhựa... nhưng đều không thành công.

Cuối cùng anh nuôi lươn trên những vỉ tre khô trong các bể xi măng và đã thành công. Theo anh Sơn, cách nuôi này không gây ô nhiễm môi trường, giảm công chăm sóc; dễ kiểm tra đàn lươn; lươn khỏe mạnh, mau lớn hơn. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm trang trại lươn của anh thu lời trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 30 lao động.

Trang trại của anh thường xuyên có nhiều ND, chuyên gia đến tham quan, học hỏi.

 
Theo danviet
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 48217

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 811419

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59819742