21:09 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn lót bạt

Thứ hai - 22/07/2013 03:36
Các xã An Long, Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) có hàng chục hộ nuôi lươn trong hồ lót bạt nilon và hồ xi măng. Mỗi đợt nuôi từ 8 - 12 tháng, xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Xô ở ấp Long Thành, xã Phú Thành A cho biết: “Con lươn rất dễ nuôi, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Người nuôi chỉ cần cho lươn ăn đầy đủ, chăm sóc, phòng ngừa bệnh đúng quy trình hướng dẫn… lươn phát triển nhanh và đồng đều”.

Hồ nuôi lươn được thiết kế rất đơn giản bằng cách lót bạt nilon hoặc xây tường xi măng lên cao 9 tấc trên một khoản sân trống thành hình chữ nhật, có thể thay nước dễ dàng. Cuối tháng 11/2012, anh Xô 4 trải bạt nilon trên diện tích 70 m2. Phía đáy phủ một lớp bùn cao khoảng 1 tấc, rồi bơm nước vào và thả 3.000 con lươn giống. 4 góc dưới đáy anh trang bị các bó cây để thức ăn cho lươn.

Trên mặt nước được phủ bởi một mảng lục bình, rau muống và các loại cây bắp, mía sau thu hoạch… tạo bóng mát cho lươn có nơi bám vào nghỉ ngơi, trú ẩn và chừa một khoảng trống nhỏ để bỏ thức ăn. Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu được anh Xô sử dụng là thức ăn viên công nghiệp có nhiều đạm và cá tạp nấu chín trộn với bộn gòn…

Lúc đầu anh thả lươn giống vào 1 bồn ương nuôi. 1 tháng sau, anh tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh thả đều khắp vào 4 hồ để nuôi đại trà và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của lươn.

Theo anh Xô thì cứ đầu tư khoảng 3,5 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg lươn thương phẩm. Việc phòng ngừa dịch bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ thủy sản. Định kỳ 1 tuần 1 lần thay nước và trộn bổ sung vitamin vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho lươn.

Sau 8 tháng nuôi, anh Xô cho tát hồ và thu hoạch được hơn 600 kg lươn thương phẩm, bán giá 107.000 đồng/kg, thu nhập hơn 63 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc,  còn lãi hơn 20 triệu.

Bên cạnh đó, các hộ nuôi lươn  trong hồ xi măng ở xã An Long năm nay cũng rất phấn khởi, bởi đàn lươn phát triển tốt. Một hộ dân ở xã An Long nuôi 24.000 con lươn giống trong hồ xi măng 90 m2 vui vẻ bộc bạch: “Đàn lươn của tôi nuôi đến nay được 6 tháng, mỗi con đạt từ 150 - 200 gram. Với giá bán như hiện nay dao động trên dưới 110.000 đ/kg sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng”.

Nuôi lươn trong hồ lót bạt nilon và hồ xi măng trên cạn ở huyện Tam Nông vừa có nguồn thu nhập cao, lại giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đây là mô hình độc đáo đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển…

Báo Nông Ngiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 141


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 945674

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59953997