08:53 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sử dụng côn trùng trong sản xuất rau sạch

Thứ tư - 20/08/2014 03:59
Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.

Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN tỉnh vừa tổ chức báo cáo chuyên đề về “Vai trò của thiên địch trong canh tác rau an toàn” cho người trồng rau tại xã Tân Hải (huyện Tân Thành) nhằm khai thác, lợi dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại hiệu quả. Đây cũng là biện pháp chủ đạo của hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.

So với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch hiện vẫn còn mới mẻ và lạ lẫm với nông dân. Nhiều dẫn liệu khoa học chứng minh vai trò quan trọng của thiên địch tự nhiên trong việc khống chế mật số sâu hại trên rau. Việc phát triển nhân nuôi các loài thiên địch giúp cho giá thành sản phẩm phù hợp với túi tiền của nông dân và hạ thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu, giải quyết được áp lực ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. 

Theo tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa (Viện thổ nhưỡng - Nông hóa Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu đất - phân bón và môi trường phía Nam), sản xuất rau theo phương pháp truyền thống làm cho rau ăn lá dễ bị nhiễm một số độc chất như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, kí sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrate)… Vì vậy, việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP là một đòi hỏi tất yếu. Tỉnh BR-VT đã có nhiều vùng tập trung trồng rau an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhiều nông dân còn có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho vườn rau khi có sâu bệnh, lạm dụng phân bón vô cơ và chất kích thích sinh trưởng. Việc sử dụng thuốc này không phải ai cũng làm đúng cách, vì vậy không diệt trừ được sâu bệnh mà còn để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường và côn trùng tự nhiên có lợi cho cây trồng. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng, hướng tới sản xuất rau an toàn bền vững, bà con nông dân nên áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt cần đề cao biện pháp khai thác côn trùng tự nhiên trong canh tác rau an toàn.

Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu và sử dụng tài nguyên côn trùng có giá trị trên cây rau được thực hiện và đạt nhiều kết quả. Vai trò của thiên địch trong trồng rau an toàn rất quan trọng, là biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại rau. Nói cách khác, đây là giải pháp lợi dụng thiên địch để tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng. Vì vậy, thiên địch của sâu hại rau như ong ký sinh trứng, kiến, nhện… ăn sâu, nấm hại rau cần được bảo vệ bằng cách không nên sử dụng thuốc hóa học. Bên cạnh đó, người trồng rau có thể dùng phương pháp bẫy feromon (loại bẫy làm bằng chai nhựa có đục lỗ) treo lên ruộng rau để thu hút con trưởng thành của sâu hại.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa cũng khuyến cáo, việc canh tác rau an toàn theo phương pháp sinh học đang là xu hướng mà nông dân cần áp dụng sớm nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Để sử dụng thiên địch có hiệu quả, phải xác định được côn trùng gây hại, nghiên cứu và hiểu thật kỹ đặc tính sinh học, thói quen gây hại của chúng... Đó là những thông tin quan trọng trong quản lý côn trùng gây hại và dùng thiên địch, góp phần giảm thiệt hại cho nông dân.

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu điện tử.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 115


Hôm nayHôm nay : 31268

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 964077

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59972400