10:02 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tân Ân chuyển mình rõ nét từ phong trào xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 21/09/2018 03:13
Là xã đảo, thuộc diện khó khăn nhất huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nhưng bằng sự nỗ lực, phấn đấu, vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Tân Ân, nên thời gian gần đây, địa phương này đã đạt được những thành tựu nỗi bật trong xây dựng NTM.

Về Tân Ân hôm nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những căn nhà khang trang nối tiếp mọc lên; đường sá thông suốt, 5/5 ấp có lộ GTNT nối liền với trung tâm hành chính xã; các em học sinh đến trường trên con đường bê tông sạch sẽ; cuộc sống của người dân địa phương được cải thiện, tân tiến hơn…Tân Ân thật sự đã có những bước chuyển mình “ngoạn mục” trong thời gian gần đây.  

Nâng chất hạ tầng

Dự án xây dựng cầu qua sông Rạch Gốc, nối liền xã Tân Ân với Trung tâm hành chính huyện Ngọc Hiển được khởi công xây dựng ngay từ đầu năm 2017 với tổng mức đầu tư 36 tỷ đồng. Được khánh thành, đưa vào sử đúng vào ngày 12/2/2018. Việc đưa vào sử dụng cầu Rạch Gốc sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã Tân Ân. Bởi giao thông đường bộ được thông suốt, không còn cảnh lụy phà như thường thấy khi tìm về vùng đất này. Thay vào đó, một diện mạo mới, một bộ áo mới khoát lên mình xã đảo Tân Ân, giúp cho tình hình kinh tế - xã hội của địa phương ngày thêm khởi sắc, đời sống của người dân được nâng lên.

Tuyến đường ô tô về trung tâm xã Tân Ân đang được triển khai xây dựng

Anh Tô Trí Dũng 30 tuổi, ngụ ấp Xẻo Mắm, phấn khởi: “Việc xây dựng cầu qua sông Rạch Gốc là việc làm sáng suốt, đúng đắn của cả Đảng bộ huyện Ngọc Hiển nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung. Thời gian tới, Tân Ân sẽ là vùng đất béo bở, thu hút các nhà đầu tư tìm đến để triển khai xây dựng các dự án, công trình nhằm tạo phúc lợi xã hội cho địa phương”.

Trên địa bàn xã hiện đang triển khai xây dựng công trình “Đường ô tô về trung tâm hành chính xã” với chiều dài khoảng 4km, tổng mức đầu tư 14,8 tỷ đồng. Điều đó, càng minh chứng cho sự chuyển mình của xã đảo Tân Ân trong thời gian tới. Đó sẽ là bước đệm đầu tiên làm bàn đạp, để vực dậy nền kinh tế của xã vốn được xem là hình ảnh thu nhỏ của huyện Ngọc Hiển.

Hơn hết, Tân Ân là vùng đất trù phú, được thiên nhiên ban tặng với nhiều sản vật có giá trị kinh tế cao như: Vọp rừng, ba khía, ốc len, sâm đất, hào…nhưng hiện tại, địa phương chưa có điều kiện để khai thác hết tiềm năng và lợi thế sẳn có.

Ông Huỳnh Văn Lập, Trưởng ấp Xẻo Mắm, tâm tình: “Tân Ân giờ thay đổi nhiều, đường sá thông suốt, việc đi lại của người dân thuận tiện, con em đến trường dễ dàng hơn”.

“Nếu trước đây, người dân cần ra xã làm giấy tờ có khi cả ngày trời mới xong, thì nay tiện hơn nhiều, vì nhà nào cũng có xe gắn máy, chỉ cần 15 – 30 phút là ra đến xã. Chúng tôi thật sự phấn khởi vì sự thay da đổi thịt của quê hương mình”, ông Lập cho biết.

Cầu Rạch Gốc chính thức đưa vào sử dụng vào ngày 12.2, góp phần thúc đẩy kinh tế Tân Ân phát triển

Trên địa bàn xã hiện có 28,4km đường GTNT nối liền các ấp với trung tâm hành chính xã; trường tiểu học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; trụ sở làm việc của xã xây dựng khang trang, chính thức đưa vào sử dụng vào đầu năm 2017…

Nhìn lại, về cơ bản, xã có đủ tầm để thúc đẩy phát triển nền kinh tế nếu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương vạch ra kế hoạch cụ thể, định hướng rõ ràng và có hướng đi phù hợp.  

Đồng lòng vượt khó

Tân Ân giờ đã khác, đã đổi thay qua từng ngày, diện mạo nông thôn ngày một tươi mới. Người dân thì cần cù, chịu khó. Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình nên mỗi người có một cách làm riêng để lo cho cuộc sống. Người khá thì sắm tàu đi biển đánh bắt, người không có điều kiện thì chọn cách đi bạn hoặc mua phương tiện nhỏ để mưu sinh, người vào rừng bắt ba khía, đào sâm đất để tăng thu nhập…Chung quy lại, họ đều có một điểm chung là biết vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng.

Đánh bắt thủy sản là thế mạnh của nền kinh tế xã đảo Tân Ân

Nhờ được vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của MTTQ xã nên gia đình ông Nguyễn Minh Hải, 48 tuổi, ngụ ấp Ô Rô có điều kiện mua vỏ máy, ngư cụ đánh bắt gần bờ. Sau nhiều vụ trúng mùa nên ông trả được nợ vay. Giờ có thêm điều kiện mua vật dụng cần thiết cho gia đình và chỉnh trang lại nhà cửa.

Ông Hải hồ hởi: “Tôi thật sự biết ơn MTTQ xã đã cho tôi vay 10 triệu đồng mua phương tiện làm ăn. Nhờ đó, kinh tế gia đình tôi hiện rất ổn định. Do đánh bắt gần bờ nên tôi ra vào trong ngày, trung bình mỗi ngày tôi lãi khoảng 600  – 800 ngàn đồng. Bản thân tôi và gia đình luôn chấp hành tốt nghĩa vụ tại địa phương”.

Đến nay, xã có 98,6% dân số được chăm sóc sức khỏe về y tế; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường chiếm 99,1%; 98% hộ dân sử dụng điện an toàn; 5/5 ấp có Nhà sinh hoạt văn hóa; 1 Trung tâm học tập cộng đồng… đảm bảo đủ điều kiện cho người dân đến sinh hoạt, trao đổi, tìm hiểu các thông tin về các vấn đề xã hội.

Trao đổi với ông Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Ân, được ông chia sẻ với vẻ đầy tự hào: “Sở dĩ xã có bước chuyển mình như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp của Nhân dân. Sự đồng lòng của cả Đảng bộ, chính quyền địa phương trong việc vận động, tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức, nên việc nộp thuế, vốn đối ứng, các nguồn quỹ…của công dân rất tốt”.

Cổng chào khang trang từ nỗ lực xây dựng NTM

Ông Nam còn cho biết thêm, nhờ các dự án, các nguồn viện trợ của Trung ương, các tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài, tỉnh, huyện giành nhiều ưu tiên cho xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển nên Tân Ân mới có điều kiện để triển khai các hạng mục công trình xây dựng. Từng bước hiện thực hóa giấc mơ về phát triển kinh tế của địa phương.

“Với đặc thù là xã ven biển, người dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nên việc lựa chọn, thu hút nhà đầu tư đúng với ngành nghề của địa phương là điều cần thiết và nên làm. Hiện xã đang kết nối, tìm kiếm nhà đầu tư, đến khi có điều kiện thuận lợi chúng tôi sẽ triển khai ngay”. Ông Nam nhấn mạnh.

Dưới ánh nắng ban chiều, từ trên cao nhìn xuống, Tân Ân như ốc đảo đang vươn những mầm xanh tươi tốt trên con đường hội nhập để tiếp cận những điều mới mẽ, những khát khao, những kỳ vọng vào sự thay da đổi thịt của vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Tân Ân đã thật sự chuyển mình.

TRẦN QUỐC KHẢI/baonongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 37077

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1007485

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60015808