13:38 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thường Tín: Nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Thứ sáu - 25/05/2018 03:33
Thường Tín (Hà Nội) đã có 19/29 xã, thị trấn về đích NTM. Năm 2018, Thường Tín phấn đấu có thêm 4 xã Văn Tự, Vân Tảo, Dũng Tiến, Nguyễn Trãi đạt chuẩn và đạt huyện NTM vào năm 2020. Vì vậy, huyện đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để kịp tiến độ đề ra.
img_1499-1.JPG
Trường THCS Vân Tảo (Thường Tín).

Thành công từ chặng đầu…

Có thể nói, để có kết quả 19/29 xã, thị trấn về đích ở chặng đầu phong trào XDNTM là nhờ Thường Tín cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của thành phố và có giải pháp thực hiện công việc tại các xã, thôn sát với kế hoạch đề ra. Trước tiên, huyện hướng dẫn các xã sớm kiện toàn Ban chỉ đạo XDNTM, bố trí cán bộ chuyên trách hỗ trợ theo dõi; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp để ổn định đời sống.

Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, tiêu chí giao thông luôn được Thường Tín đặt lên hàng đầu. Năm 2017, huyện phân bổ 112.422 triệu đồng đầu tư xây dựng các trục đường chính. Đồng thời, rà soát hiện trạng các tuyến giao thông ngõ xóm, nội đồng và phê duyệt 201 công trình có cơ chế đặc thù, với kinh phí 15,9 tỷ đồng. Hiện, hệ thống đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa 98%; trục thôn, xóm được cứng hóa 85%; ngõ xóm 96% và không còn đường lầy lội vào mùa mưa.

Đặc biệt, tiêu chí thủy lợi tương đối hoàn chỉnh với trên 1.000 hạng mục lớn nhỏ; hàng năm, các công trình đê điều, thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, cơ bản đáp ứng phòng chống lụt bão, tưới, tiêu. Cũng trong năm 2017, huyện phân bổ 10.907 triệu đồng đầu tư các hạng mục thủy lợi, đưa diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu đạt 100%.

Mặt khác, Thường Tín cũng  phân bổ 63.044 triệu đồng tập trung xây dựng, đảm bảo cơ sở vật chất trường học cho các trường tiểu học, THCS đủ phòng để học sinh học 2 buổi/ngày; 28/28 trường mầm non được xây dựng tại khu trung tâm. Đến nay, toàn huyện có 55/88 trường học được công nhận trường chuẩn quốc gia.     

Khởi động ngay để kịp về đích

Trong chặng đường XDNTM từ nay đến năm 2020, Thường Tín còn nhiều việc phải làm, trước mắt, phấn đấu có 4 xã về đích trong năm 2018, và công việc gối đầu cho các xã còn lại vào năm 2020, phải khởi động ngay từ bây giờ.

Có mặt tại Vân Tảo, chúng tôi thấy khó khăn cơ bản của xã là công tác thủy lợi, giao thông nội đồng. Do vẫn còn là kênh mương đất, tồn tại từ những năm 60 của thế kỷ trước, nên nếu mưa to sẽ gây úng, ngập lụt, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Năm 2016 -2017, ngập úng làm thất thiệt 30% thu nhập của các hộ trồng đào, 80% của các hộ trồng rau.

Để về đích vào cuối năm 2018, Vân Tảo đang từng bước hoàn thiện 3 tuyến kênh mương nội đồng. Huyện sẽ cung cấp vật liệu xây dựng, bà con hiến đất và góp công sức để đổ bê tông. Hệ thống mương nội đồng trước đây do Hợp tác xã điều hành, nay được giao lại cho Công ty Sông Nhuệ (trực thuộc TP. Hà Nội) quản lý, cũng dự định hoàn thiện vào cuối năm 2018.

Những xã về đích tốp cuối (2020), vướng mắc lớn nhất rơi vào xã Lê Lợi, địa phương có nghề kinh doanh giết mổ gia cầm, thủy cầm lớn nhất Hà Nội, với trên 50% số hộ tham gia; thu nhập từ nghề này lên tới 216 tỷ đồng/năm. Hiện, Lê Lợi đã có 3 cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn an toàn do Chi cục Thú y Hà Nội cấp phép, trong đó có 1 cơ sở được phép pha, lóc và có nhà bảo quản lạnh. Tuy nhiên, nước thải từ 3 cơ sở trên vẫn xả thẳng ra đồng ruộng, qua kênh mương. Việc xử lý triệt để nguồn nước thải gây ô nhiễm này, nằm ngoài tầm tay của huyện và đang chờ sự giúp đỡ của thành phố.

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Huyện ủy Thường Tín, ông Nguyễn Tiến Minh, cho biết: “Đến nay,  Thường Tín đã có 19/29 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM. Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, không ngừng được nâng cao. Song, huyện chưa đạt NTM do “vướng” tiêu chí môi trường. Khiếm khuyết nữa là, huyện chưa có nhiều chuỗi liên kết sản xuất, dẫn đến thu nhập của nông dân chưa cao. Đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ trong hành trình về đích NTM vào năm 2020 của Thường Tín.”

Hy vọng, với sự chỉ đạo quyết liệt của huyện, sự vào cuộc nhịp nhàng của địa phương và nỗ lực của các cấp ngành liên quan, Thường Tín sẽ hoàn thành công cuộc XDNTM theo đúng kế hoạch.

 Dương An Nh

img_1499-1.JPG
Trường THCS Vân Tảo (Thường Tín).

Thành công từ chặng đầu…

Có thể nói, để có kết quả 19/29 xã, thị trấn về đích ở chặng đầu phong trào XDNTM là nhờ Thường Tín cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của thành phố và có giải pháp thực hiện công việc tại các xã, thôn sát với kế hoạch đề ra. Trước tiên, huyện hướng dẫn các xã sớm kiện toàn Ban chỉ đạo XDNTM, bố trí cán bộ chuyên trách hỗ trợ theo dõi; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp để ổn định đời sống.

Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, tiêu chí giao thông luôn được Thường Tín đặt lên hàng đầu. Năm 2017, huyện phân bổ 112.422 triệu đồng đầu tư xây dựng các trục đường chính. Đồng thời, rà soát hiện trạng các tuyến giao thông ngõ xóm, nội đồng và phê duyệt 201 công trình có cơ chế đặc thù, với kinh phí 15,9 tỷ đồng. Hiện, hệ thống đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa 98%; trục thôn, xóm được cứng hóa 85%; ngõ xóm 96% và không còn đường lầy lội vào mùa mưa.

Đặc biệt, tiêu chí thủy lợi tương đối hoàn chỉnh với trên 1.000 hạng mục lớn nhỏ; hàng năm, các công trình đê điều, thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, cơ bản đáp ứng phòng chống lụt bão, tưới, tiêu. Cũng trong năm 2017, huyện phân bổ 10.907 triệu đồng đầu tư các hạng mục thủy lợi, đưa diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu đạt 100%.

Mặt khác, Thường Tín cũng  phân bổ 63.044 triệu đồng tập trung xây dựng, đảm bảo cơ sở vật chất trường học cho các trường tiểu học, THCS đủ phòng để học sinh học 2 buổi/ngày; 28/28 trường mầm non được xây dựng tại khu trung tâm. Đến nay, toàn huyện có 55/88 trường học được công nhận trường chuẩn quốc gia.     

Khởi động ngay để kịp về đích

Trong chặng đường XDNTM từ nay đến năm 2020, Thường Tín còn nhiều việc phải làm, trước mắt, phấn đấu có 4 xã về đích trong năm 2018, và công việc gối đầu cho các xã còn lại vào năm 2020, phải khởi động ngay từ bây giờ.

Có mặt tại Vân Tảo, chúng tôi thấy khó khăn cơ bản của xã là công tác thủy lợi, giao thông nội đồng. Do vẫn còn là kênh mương đất, tồn tại từ những năm 60 của thế kỷ trước, nên nếu mưa to sẽ gây úng, ngập lụt, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Năm 2016 -2017, ngập úng làm thất thiệt 30% thu nhập của các hộ trồng đào, 80% của các hộ trồng rau.

Để về đích vào cuối năm 2018, Vân Tảo đang từng bước hoàn thiện 3 tuyến kênh mương nội đồng. Huyện sẽ cung cấp vật liệu xây dựng, bà con hiến đất và góp công sức để đổ bê tông. Hệ thống mương nội đồng trước đây do Hợp tác xã điều hành, nay được giao lại cho Công ty Sông Nhuệ (trực thuộc TP. Hà Nội) quản lý, cũng dự định hoàn thiện vào cuối năm 2018.

Những xã về đích tốp cuối (2020), vướng mắc lớn nhất rơi vào xã Lê Lợi, địa phương có nghề kinh doanh giết mổ gia cầm, thủy cầm lớn nhất Hà Nội, với trên 50% số hộ tham gia; thu nhập từ nghề này lên tới 216 tỷ đồng/năm. Hiện, Lê Lợi đã có 3 cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn an toàn do Chi cục Thú y Hà Nội cấp phép, trong đó có 1 cơ sở được phép pha, lóc và có nhà bảo quản lạnh. Tuy nhiên, nước thải từ 3 cơ sở trên vẫn xả thẳng ra đồng ruộng, qua kênh mương. Việc xử lý triệt để nguồn nước thải gây ô nhiễm này, nằm ngoài tầm tay của huyện và đang chờ sự giúp đỡ của thành phố.

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Huyện ủy Thường Tín, ông Nguyễn Tiến Minh, cho biết: “Đến nay,  Thường Tín đã có 19/29 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM. Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, không ngừng được nâng cao. Song, huyện chưa đạt NTM do “vướng” tiêu chí môi trường. Khiếm khuyết nữa là, huyện chưa có nhiều chuỗi liên kết sản xuất, dẫn đến thu nhập của nông dân chưa cao. Đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ trong hành trình về đích NTM vào năm 2020 của Thường Tín.”

Hy vọng, với sự chỉ đạo quyết liệt của huyện, sự vào cuộc nhịp nhàng của địa phương và nỗ lực của các cấp ngành liên quan, Thường Tín sẽ hoàn thành công cuộc XDNTM theo đúng kế hoạch

Theo  Dương An Như/Báo KTNT.VN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 43306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1014839

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60023162