11:34 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin vui đầu năm với ngành nông nghiệp

Thứ bảy - 10/02/2018 19:51
Xuất khẩu nông sản tháng 1/2018 đạt con số kỷ lục, các tham tán thương mại nhiệt tình hiến kế để đưa nông sản ra nước ngoài trong khi Bộ NN&PTNT cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm.

Tham tán thương mại nghĩ kế xuất khẩu nông sản

bt_cat_2.jpg
Toàn cảnh hội nghị.

Sáng ngày 8/2, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại 2018 với sự tham gia của gần 70 thám tán thương mại của Việt Nam vừa về nước dịp Tết Nguyên đán, nhằm tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Hội nghị tham tán thương mại diễn ra trong bối cảnh ngành nông nghiệp vừa trải qua một năm thắng lợi về xuất khẩu với 36,37 tỷ USD, tăng 4,19 tỷ USD (tương đương 13,0%) so với năm 2016. Đã có 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2018, nhiệm vụ xuất khẩu nông lâm thủy sản đặt ra rất nặng nề: 40 tỷ USD, trong đó nông sản 22 tỷ USD, lâm sản 9 tỷ USD và thủy sản 9 tỷ USD.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ NN&PTNT kỳ vọng rất nhiều vào vai trò của tham tán thương mại, đặc biệt là trong xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản, nâng cao lực phân tích và dự báo cung cầu, kết nối với các DN nông nghiệp trong và ngoài nước, quảng bá mạnh mẽ thương hiệu “Gạo Việt Nam”...

Thực tế, thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại nông sản đang gặp nhiều khó khăn: các thị trường nhập khẩu gia tăng chính sách bảo hộ (nhất là các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…), yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó, việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trong nước với tham tán thương mại tại các nước trong cung cấp thông tin, giải quyết tranh chấp thương mại, tháo gỡ hàng rào kỹ thuật… còn hạn chế.

Việc trao đổi, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp tại các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Châu phi gặp nhiều khó khăn, do khác biết về phương thức thương mại. Đặc biệt, việc đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vào các thị trường gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian (mất khoảng 5 – 7 năm)...    

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thám tán thương mại Việt Nam tại Úc cũng thừa nhận, việc mở cửa thị trường ở Úc gặp nhiều khó khăn và kéo dài, như quả vải kéo dài tới… 12 năm.  

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, muốn ngành nông nghiệp phát triển, phải mở được tối đa các thị trường. Chính vì vậy, Bộ trưởng rất mong muốn nhận được sự tham mưu và cung cấp thông tin từ các tham tán thương mại.  Đồng thời, Bộ trưởng cũng “đặt hàng” tham tán thương mại nhiều nước trong việc đưa một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường mới.

Phát biểu tại Hội nghị, tham tán thương mại nhiều nước cũng hiến kế nhiều cách để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, trong đó có việc tiết giảm chi phí và tích cực trao đổi qua con đường đàm phán.

Theo ông Phạm Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã được Nhật Bản cấp phép nhưng chi phí vận chuyển tới Nhật Bản cao nên khó cạnh tranh.

Còn theo bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thám tán thương mại Việt Nam tại Úc cho rằng, trước đây chúng ta mở cửa ồ ạt cho 38 loại hoa quả của bạn mà không có điều kiện. Vì vậy, thời gian tới, khi mở cửa cho bất kỳ mặt hàng nào của nước bạn cũng phải đặt vấn đề trao đổi.

Để thực hiện mục tiêu đầy thách thức cho năm 2018 (đạt 40 tỷ USD xuất khẩu nông lâm sản), Bộ NN&PTNT đề nghị tham tán thương mại các nước phối hợp với Bộ, kịp thời cung cấp những chính sách mới của thị trường nhập khẩu để có đối sách ứng phó kịp thời, phối hợp tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp trao đổi hàng hóa, phương thức thanh toán thương mại tại các khu như Trung Đông, Châu Phi để phù hợp với cách thức thương mại của khu vực, nhằm đẩy mạnh trao đổi thương mại nông sản với khu vực này...

Tháng 1/2018: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 15,6%

11_8_2016-09h57.jpg
Xuất khẩu thủy sản tháng 1/2018 khởi sắc.

Theo số liệu thống kê, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 1 năm 2018 ước đạt 560 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Bốn thị trường là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là những thị trường nhập khẩu hàng đầu thủy sản Việt Nam trong năm 2017, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (59,4%), Hà Lan (48,8%), Anh (37,7%)... 

Cũng trong tháng 1/2018, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản ước đạt 151 triệu USD, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm 2017. 


Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, hiện nay đang là chính vụ cá Bắc, cùng với chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2018 nên nhiều tàu cá ra khơi khai thác hải sản. Các nghề lưới kéo, lồng bẫy, lưới rê đạt sản lượng khá, sản lượng khai thác chủ yếu là các loại như: tôm, cá cơm, cá nục, bạc má, cá thu, cá ngừ... Nhiều địa phương khuyến khích các tầu ra khơi hoạt động đánh bắt xa bờ theo hình thức tổ đội sản xuất, khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt như cá ngừ, cá thu, tôm, mực... Tại các tỉnh trọng điểm khai thác cá ngừ đại dương, trong tháng 1/2018, sản lượng ước đạt 690 tấn. Cụ thể, tại Phú Yên đạt 220 tấn, Bình Định đạt 200 tấn và Khánh Hoà đạt 270 tấn. 

Tại thị trường trong nước, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 1/2018 tiếp tục vững giá ở mức cao do nguồn cung vẫn ở mức hạn chế. Giá dao động ở mức 27.000 – 29.000 đ/kg tùy theo chất lượng, kích cỡ và phương thức thanh toán. Dự báo, giá cá tra nguyên liệu còn tiếp tục giữ mức ở mức cao do thị trường xuất khẩu tương đối thuận lợi trong khi nguồn cung không tăng nhiều. 

Bên cạnh đó, giá tôm nguyên liệu trong tháng 1/2018 nhìn chung có xu hướng tăng so với cuối năm 2017 do nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy tăng. 

Năm 2018: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ATTP

img_2922.JPG
Năm 2018, Bộ NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày 6/2/2017, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 với sự tham dự của đại diện các bộ ngành, đoàn thể liên quan ở Trung ương và địa phương.

Báo cáo kết quả giám sát năm 2017 được Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản tổng hợp cho thấy đã có sự chuyển biến đáng kể về điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở và chỉ số ATTP các nhóm sản phẩm chủ lực. Vấn đề ATTP đang được kiểm soát khá chặt chẽ, đặc biệt đã giải quyết dứt điểm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu lạm dụng hóa chất kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đưa tạp chất vào tôm, tiêm thuốc an thần cho gia súc trước khi giết mổ...Trong năm, Bộ đã phối hợp với Bộ Công an phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ tại lò mổ Xuyên Á, TP. Hồ Chí Minh(xử phạt hành chính 320 triệu đồng và tiêu hủy hơn 3.000 con heo); tổ chức thanh, kiểm tra 293 cơ sở, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 3,9 tỉ đồngđối với 100 cơ sởbơm chích tạp chất, sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất...

Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 97,33% (tăng so với năm 2016 là 91%); tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra đạt yêu cầu đã tăng lên 93,16% (tăng so với năm 2016 là 89,9%).

Kết quả phân tích trong 8.090 mẫu nước tiểu, 1.052 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổtrên cả nước trong năm 2017 không phát hiện mẫu vi phạm chất cấm Salbutamol.Tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm về chỉ tiêu kháng sinh là 0,63% (21/3341 mẫu), giảm gần 3 lần so với năm 2016 là 1,76%. Tỷ lệ mẫu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản vi phạm chỉ tiêu hoá chất, kháng sinh là 0,89% (27/3.002 mẫu, giảm  so với năm 2016 là 1,07%); tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV là 0.6% (4/667 mẫu, giảm so với năm 2016 là 2,05%).

Trong năm 2017, Bộ đã tăng cường chỉ đạo các địa phương tổ chức sản xuất tập trung, quy mô lớn, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn. Hầu hết các tỉnh đã triển khai vận động, hỗ trợ sản xuất nông sản, thủy sản  theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến nay đã có 1.406cơ sở trồng trọt được chứng nhận VietGAP với diện tích khoảng hơn 18.200 ha (trong đó rau là hơn 3.443 ha, quả là hơn 11.813 ha, chè là hơn 1.864 ha, cà phê là 100 ha và lúa là hơn 979,42 ha); khoảng 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.618 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 313 trang trại và 2.502 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP.

Tính đến thời điểm hiện nay trên phạm vi toàn quốc đã có 63/63 tỉnh/thành phố xây dựng thành công 746 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 382 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát ATTP theo chuỗi.

Từ kết quả của những biện pháp trên, cả năm 2017 không có sự cố lớn về ATTP xảy ra, góp phần tăng trưởng nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 36,37 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 13% so với năm 2016. Nông sản Việt Nam xuất khẩu đến 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; đồng thời mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường như xuất khẩu thịt gà, thanh long ruột đỏ sang Nhật; vải, nhãn sang Úc; xoài, vú sữa sang Hoa Kỳ; EU đã giảm tần suất kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 20% xuống 10% đối với thanh long nhập khẩu của Việt Nam...

Phát huy những kết quả đã đạt được, ngày 23/1/2018 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã Ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo ATPT trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 với mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ATTP; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Về mục tiêu cụ thể, Bộ phấn đấu đến cuối năm 2018, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm qui định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt, thủy sản giảm 10% so với năm 2017. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (xếp loại A, B) tăng 10% so với năm 2017. 

Trong năm 2018, Bộ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường năng lực thực thi pháp luật của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các lực lượng sản xuất kinh doanh và nguồn lực xã hội đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý ATTP nông sản; tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp quyết liệt đảm bảo ATTP nhóm sản phẩm tươi sống, đối tượng sản xuất kinh doanh, giết mổ nhỏ lẻ; trọng tâm là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông, thủy sản...

Theo Khánh Nguyên/Báo KTNT.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 40587

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 616681

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59625004