00:52 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bơm thuốc vào thân cây cam: Có tồn dư hóa chất trong quả?

Thứ ba - 07/08/2018 04:18
Từng được nông dân ĐBSCL áp dụng từ những năm 1990 trở về trước, nhưng do phát hiện có tồn dư kháng sinh nên phương pháp tiêm thuốc vào cây cam để trị bệnh đã bị loại bỏ. Nhưng vài năm trở lại đây, nó lại được nhiều nông dân áp dụng.

Bơm thuốc là một phương pháp cũ

Sau khi tìm hiểu thông tin, GS.Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam cho biết, phương pháp tiêm thuốc kháng sinh vào thân cây cam để trị bệnh vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ đã được áp dụng ở ĐBSCL từ những năm 1990 trở về trước.

Tuy nhiên, do phát hiện có tồn dư chất kháng sinh trong trái cam nên sau đó ngành chức năng khuyến cáo nông dân không dùng nữa.

Tuy nhiên, phong trào bơm thuốc trực tiếp vào thân cây cam bắt đầu khởi phát ở nhiều tỉnh ĐBSCL vài năm trở lại đây. Theo đó, khi vườn cam bị bệnh vàng lá, bà con sử dụng cách bơm thuốc để cứu chữa, thay vì đốn bỏ như nhiều năm trước đây.

Để bơm thuốc vào cây cam, người dân sẽ khoan một lỗ khoảng 2cm trên thân (cách mặt đất khoảng 10cm), sau đó sử dụng ống bơm để chích thuốc vào lỗ đã khoan sẵn trước đó.  

 bom thuoc vao than cay cam: co ton du hoa chat trong qua? hinh anh 1

Người ta bơm thẳng thuốc vào gốc cây để trị bệnh cho cam. Ảnh: I.T.

Về hiện tượng bơm thuốc trực tiếp cho cây để trị bệnh vàng lá, kỹ sư Nguyễn Văn Đầy, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) thừa nhận, nông dân trên địa bàn có sử dụng phương pháp này để chữa bệnh cho cây cam. “Nhưng đó chỉ là sáng kiến tự phát của nông dân, kiểu như cái khó ló cái khôn khi cây cam bị bệnh không còn cách cứu chữa, thay vì phải nhổ bỏ thì họ chích thuốc vào để cây với phương châm “còn nước còn tát”. Thực tế, những cây cam bị chích thuốc cũng không sống được lâu, chỉ một thời gian sau là chết”, kỹ sư Đầy nói.

Cũng theo kỹ sư Đầy, khi cây cam bị bệnh vàng lá, bộ rễ hầu như không hấp thụ được các loại dưỡng chất nên bà con mới nảy ra sáng kiến tiêm các loại thuốc vào thân cây. “Giống như người bị bệnh hay được truyền nước biển vậy”, ông Đầy ví von và cho biết thêm, người dân pha rất nhiều loại thuốc, phân, kháng sinh, thuốc trừ bệnh rồi tiêm trực tiếp vào thân cây cam.

Trên quan điểm của một nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ thực vật, ông Thơ khẳng định: “Biện pháp này không khả thi”.

Còn tồn dư kháng sinh?

Theo GS.Thơ, nếu trên quả cam còn tồn dư chất kháng sinh mà con người sử dụng thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Hiện tượng dễ thấy nhất là nhờn kháng sinh. "Thực tế, người ta đã phải loại bỏ phương pháp này ra khỏi hệ thống canh tác vì hiện tượng tồn dư kháng sinh", GS. Thơ nói. 

 bom thuoc vao than cay cam: co ton du hoa chat trong qua? hinh anh 2

Một gốc cam còn dấu vết của những lần bị tiêm thuốc. Ảnh: Zing.

Việt Nam hiện là quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát trong nông nghiệp.

Trả lời câu hỏi của Dân Việt liệu tồn dư thuốc kháng sinh được tiêm vào thân cây cam để trị bệnh có ảnh hưởng đến người sử dụng, ông Đầy cho biết: “Theo các nhà khoa học, các loại thuốc kháng sinh mất khoảng 80 ngày để tiêu hủy hết, thời gian từ khi cam ra hoa đến khi thu hoạch quả khoảng 8 tháng, nếu tiêm khi trái còn nhỏ thì có lẽ không còn tồn dư chất kháng sinh, nhưng nếu chỉ tiêm trước khi thu hoạch 1 -2 tháng rất có thể dư lượng kháng sinh vẫn còn trong trái”. 

Ông Nguyễn Thơ khẳng định, đây không thể coi là một sáng kiến kỹ thuật vì phải có thời gian thí nghiệm, đối chứng. “Từ trước đến nay, tôi chỉ thấy người ta áp dụng kỹ thuật tiêm Photphonic (lân) vào thân cây sầu riêng để trị bệnh loét cây. Thái Lan cũng đã áp dụng phương pháp này và cho thấy hiệu quả. Còn với cây có múi thì chưa thấy bao giờ”, ông Thơ nói.

Ông Đầy rất mong, thời gian tới Sở NNPTNT Sóc Trăng tổ chức một cuộc hội thảo chuyên sâu, mời các nhà khoa học, nhà quản lý có những đánh giá khách quan nhất về cách làm này, từ đó có những khuyến cáo cho người dân.

"Còn hiện tại, chúng tôi khuyến khích người dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ để cải tạo vườn cây, xới đất cải tạo để kích thích cây ra rễ mới, có như vậy vườn cam mới phát triển bền vững”, ông Đầy chia sẻ.

Theo Khánh Nguyên (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 123


Hôm nayHôm nay : 19617

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 990025

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59998348