01:46 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chống dịch tả lợn châu Phi: Thêm chế phẩm vi sinh, lợn khỏe

Thứ tư - 31/07/2019 03:54
Thực tế áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở nhiều cơ sở chăn nuôi cho thấy, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh có tác dụng rất tốt nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, chống chọi hiệu quả trước sự tấn công của virus dịch tả lợn châu Phi.

Bộ NNPTNT vừa có công văn 5329/BNN-CN gửi Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn sinh học trong chăn nuôi, việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn cho lợn cũng được coi là một giải giáp.

Nguyên tắc sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh

Chế phẩm vi sinh bao gồm chế phẩm probiotic (lợi khuẩn) và enzyme.

Khi bổ sung chế phẩm vi sinh là probiotic thì không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.

Cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn thức ăn tại trại hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc.

Các biện pháp an toàn sinh học phải luôn đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm.

 chong dich ta lon chau phi: them che pham vi sinh, lon khoe hinh anh 1

Sử dụng chế phẩm vi sinh có thể giúp đàn lợn tăng sức đề kháng. Ảnh: I.T

Hướng dẫn sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh

Giai đoạn 1 (lợn có khối lượng dưới 20 kg):

Ở giai đoạn này, cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

.Giai đoạn 2 (lợn có khối lượng từ 20 kg trở lên): Ở giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn.

Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lợn.

Các bước sản xuất thức ăn, sử dụng chế phẩm vi sinh 

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu thức ăn trước khi sản xuất

Cần chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nguyên liệu phải mới, khô, không bị mốc. Không mua quá nhiều nguyên liệu để dự trữ tại cơ sở chăn nuôi. Nguyên liệu bảo quản ở nơi khô ráo, cách xa chuồng nuôi. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu theo định kỳ.

Bước 2: Phối trộn thức ăn (khẩu phần cơ sở)

Tùy theo loại nguyên liệu thức ăn sử dụng, cơ sở lập công thức thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển phù hợp hoặc từ khi bắt đầu cho ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh đến khi xuất chuồng.

Bước 3: Sử dụng chế phẩm vi sinh trong khẩu phần cơ sở

Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất về sử dụng chế phẩm vi sinh trong khẩu phần cơ sở mà cơ sở chăn nuôi có thể áp dụng quy trình ủ thức ăn trước khi cho ăn hoặc cho ăn trực tiếp. 

*Nếu sử dụng chế phẩm vi sinh là nấm men hoạt tính Saccharomyces trong khẩu phần cơ sở: Thức ăn hỗn hợp được trộn đều với nước sạch và chế phẩm theo tỷ lệ 800 kg thức ăn hỗn hợp + 200 kg nước sạch + 2 kg chế phẩm vi sinh Fodder Yeast.

Hỗn hợp này sau đó được đưa vào thùng nhựa hoặc thùng phuy đậy kín (trường hợp không có thùng nhựa/phuy thì dùng túi ni lông buộc kín) để ủ trong nhà thông thoáng, đảm bảo tránh mưa, nắng. Sau khi ủ ít nhất 07 ngày (mùa hè) và 10 ngày (mùa đông) thì bắt đầu sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ có thể sử dụng trong 03 – 06 tháng.

Yêu cầu thức ăn sau khi ủ: Thức ăn đảm bảo đồng đều, ẩm, tơi xốp, giữ được màu sắc ban đầu và có mùi thơm.

Nếu sử dụng  chế phẩm  sinh học là  vi  khuẩn Lactic trong khẩu phần cơ sở: Thức ăn hỗn hợp được trộn đều với chế phẩm vi sinh “Lacto Powder T” theo tỷ lệ 2 kg/tấn. Bảo quản thức ăn ở nơi khô thoáng tối đa là 02 tháng. Hằng ngày trộn thức ăn hỗn hợp (đã bổ sung chế phẩm vi sinh) với nước sạch theo tỷ lệ 20 kg thức ăn với 10 kg nước sạch (2:1), sau đó đặt vào thùng, ủ 24 – 36 giờ trước khi sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ nên sử dụng trong ngày.

Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm đồng đều, giữ được màu sản phẩm, có mùi thơm.

Nếu sử dụng chế phẩm sinh học là bào tử Bacillus trong khẩu phần cơ sở: Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa bào tử Bacillus theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus có thể sử dụng như: Powerzyme 100; Bacillus Weaner (bổ sung 0,2-0,4 kg/tấn); NeoPig Top Gold (bổ sung 0,5 kg/tấn); NeoEnvi (bổ sung 0,5 kg/tấn)...

Ngoài ra, các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng. Trường hợp không tự phối trộn thức ăn thì có thể sử dụng thức ăn công nghiệp đảm bảo nguyên tắc không có kháng sinh, chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc.

Chế phẩm vi sinh chỉ phát huy tác dụng khi nó được sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất vì bản chất chúng là vi sinh vật nên phải có một môi trường phù hợp (ví dụ không dùng chung với kháng sinh).

Chế phẩm vi sinh ngoài việc bổ sung vào thức ăn còn có thể sử dụng bổ sung vào nước uống, đệm lót và phun trong không khí chuồng nuôi khi có dịch bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/chong-dich-ta-lon-chau-phi-them-che-pham-vi-sinh-lon-khoe-1001366.html

Theo Khánh Nguyên/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 133


Hôm nayHôm nay : 25810

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 789012

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59797335