05:25 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng Tháp: Nước lũ lên nhanh, nông dân tất bật canh giữ cá nuôi

Thứ hai - 30/09/2019 08:58
Những ngày qua, nước lũ lên nhanh, nhiều khu vực ở đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp bị chia cắt, nhiều đàn vật nuôi và diện tích nuôi thủy sản bị nước lũ đe dọa, bà con nông dân phải tất bật bảo vệ

Với tổng đàn gia súc, trâu bò gần 15.000 con, gia cầm trên 70.000 con, người dân huyện Hồng Ngự tận dụng các khoảng đất xung quanh nhà, vườn tạp để làm chuồng trại chăn nuôi. Song thời điểm này, nước lên nhanh, gây chia tách nhiều nơi ở các xã vùng sâu.

 dong thap: nuoc lu len nhanh, nong dan tat bat canh giu ca nuoi hinh anh 1

Khu vực nhà ở xung quanh 4 bề là nước, chuồng trại bị ngập sâu nên những ngày này, bà Nguyễn Thị Dồi ở xã Thường Lạc cho biết, phải di dời 3 con bò lên đê bao nội đồng xã Thường Lạc để trú tạm và do không có cỏ nên phải đi mua rơm cho bò ăn”.

Ở một số khu vực chăn nuôi thả đồng, hiện nước đã ngập mặt ruộng, người dân phải di tản đàn vật nuôi lên các khu vực gò cao hơn để chăn thả, chi phí thức ăn cho vật nuôi cũng tăng lên.

Là địa phương đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp, huyện Hồng Ngự có thế mạnh chăn nuôi thủy sản với tổng diện tích trên 400ha. Đa số các vùng nuôi nằm ở khu vực ven sông, một số khác dọc theo các đê bao xả lũ.

Có 10.000m2 ao nuôi cá giống, ông Nguyễn Văn Thệ ở xã Thường Thới Hậu B đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng với 180 muôn cá giống. Những ngày này, gia đình ông phải túc trực 24/24 để kiểm tra ao nuôi thường xuyên, đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra.

Do vậy khi nước dâng cao, công tác bảo vệ các vùng nuôi thủy sản được bà con chuẩn bị ráo riết để hạn chế những rủi ro khi lũ lớn.

Cũng theo các hộ nuôi, việc di tản nhiều sẽ khiến vật nuôi mất sức, bên cạnh đó mùa lũ cũng là thời điểm vật nuôi dễ phát sinh bệnh, do vậy công tác chăm sóc cũng vất vả hơn nhiều.

Ở huyện Tam Nông, một số ao hầm, ruộng nuôi thủy sản nước đã ngập, nông dân chủ động mua đăng tre, lưới cước, cọc tràm, bạch đàn, dây chì... bao quanh ao hầm, mùng lưới nuôi cá, vuông nuôi tôm để bảo vệ đàn thủy sản tránh thiệt hại, thất thoát do thiên tai, bão lũ gây ra.

Được biết, nông dân huyện Tam Nông hiện đang tận dụng diện tích mặt nước ao hầm, lồng bè, ruộng để nuôi thủy sản, với gần 1.000ha gồm: tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cá tra, trê, lóc, rô đồng, rô phi, cá hường, cá chạch lấu, cá heo nước ngọt các loại và lươn, ếch...

Trước tình hình mực nước lên cao, ngành chức năng tăng cường khuyến cáo bà con các biện pháp và kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời ra quân tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của các hộ dân trong những tháng mùa lũ.

Theo Minh Thi-Trần Trọng Trung/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/dong-thap-nuoc-lu-len-nhanh-nong-dan-tat-bat-canh-giu-ca-nuoi-1018664.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 33854

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 797056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59805379