10:02 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự báo sâu bệnh tuần từ 16-22/4

Thứ ba - 17/04/2012 04:33

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên lúa

- Bệnh đạo ôn: Đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa giai đoạn con gái đến đứng cái tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ; bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ trên trà lúa sau trỗ bông tại những nơi đã có đạo ôn lá; nhất là những ruộng không có nước, gieo trồng giống nhiễm, bón thừa đạm.

Ở những ruộng xuất hiện bệnh, cần dừng bón phân đạm, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá, luôn giữ đủ nước trong ruộng và tranh thủ thời tiết thuận lợi để phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu khi bệnh nặng trên lá và phun phòng trước trỗ 5- 7 ngày đối với đạo ôn cổ bông.

- Bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên lúa cuối đẻ - đứng cái. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và kịp thời xử lý theo quy định tại Thông tư 58/2010-TT-BNNPTNT.

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại trên trên lúa sau từ đứng cái trở đi.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục tích lũy mật độ; diện tích và mật độ tăng tại các tỉnh Bắc Trung bộ và Tây Bắc bộ, nhất là các tỉnh từ Hà Tĩnh đến TT- Huế. Cần theo dõi và phòng trừ ở những ruộng có mật độ cao.

b) Cây trồng cạn

- Trên cây ngô: Sâu cắn lá, đục thân, bệnh lùn sọc đen, khô vằn, đốm lá,...tiếp tục phát sinh gây hại ở mức nhẹ.

- Trên cây lạc: Bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ, thối gốc, sâu ăn lá...tiếp tục phát sinh gây hại và khả năng hại nặng cục bộ.

- Trên các loại rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ, các loại sâu ăn lá, rệp...tiếp tục phát sinh gây hại ở mức nhẹ.

c) Trên cây công nghiệp và cây ăn quả

- Cam, chanh: Nhện đỏ, rệp muội, bệnh greening ... tiếp tục hại tại những vườn cam già cỗi, quản lý không tốt.

- Vải, nhãn: Bệnh sương mai, bọ xít nâu hại tăng; nhện lông nhung, rệp muội, sâu đo tiếp tục hại.

- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung,...tiếp tục gây hại trên các ruộng mía nếu công tác phòng trừ, tiêu huỷ nguồn bệnh, vệ sinh đồng ruộng, chọn hom giống sạch bệnh không tốt và để lưu gốc cây trên diện tích nhiễm bệnh chưa được xử lý.

- Trên cây cà phê, hồ tiêu: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt trên cây cà phê; bệnh chết nhanh, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt.

- Cây cao su: Bệnh xì mủ, héo đen đầu lá, loét sọc miệng cạo, phấn trắng... gây hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ

- Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ hại chủ yếu, bệnh phồng lá tiếp tục hại.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên cây lúa

- Bệnh đạo ôn cổ lá + cổ bông tiếp tục phát sinh gây hại trên giống nhiễm lúa đòng trỗ-chắc xanh.

- Rầy nâu + rầy lưng trắng (đợt phát sinh 5- 20/4/2012), sâu đục thân 2 chấm (đợt đầu- giữa tháng 4) gây hại chủ yếu lúa muộn đòng trỗ.

- Sâu cuốn lá nhỏ (đợt phát sinh cuối tháng 4/2012), bệnh đạo ôn lá... hại nhẹ rải rác trên lúa xuân hè sớm giai đoạn đẻ nhánh- đẻ rộ.

Các đối tượng khô vằn, lem thối hạt, bọ xít dài + đen, sâu cắn gié...hại cục bộ.

- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa ĐX muộn đòng trỗ và lúa XH giai đoạn xuống giống- đẻ nhánh.

- Ốc bươu vàng: Tích tụ tập trung ở các vùng trũng có nước như ao, hồ, kênh mương.

b) Cây công nghiệp

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp,... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá- thối rễ, rệp sáp gốc...hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, sâu đục nõn + quả, bệnh thán thư…hại phổ biến trên cây điều giai đoạn ra quả- nuôi quả.

- Sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh rượu lá, bệnh gỉ sắt, bệnh than...hại nhẹ rải rác mía đâm chồi-PTTL. Sâu non bọ hung, xén tóc hại cục bộ mía ở Gia Lai.

- Bệnh chổi rồng, bệnh đốm vòng, nhện đỏ, rệp sáp...phát sinh và gia tăng hại sắn giai đoạn chăm sóc- PTTL.

3. Các tỉnh phía Nam

- Cuối tuần tới rầy nâu bắt đầu nở và kéo dài đến tuần kế tiếp, bên cạnh lúa ĐX còn lại và HT sớm đang thu hoạch nên vẫn còn rầy di trú rải rác.

Các tỉnh cần theo dõi diễn biến rầy nâu ngoài đồng, khuyến cáo nông dân không nên phun thuốc trừ rầy nâu di trú, chỉ phun khi mật số rầy cám nở rộ tập trung ở tuổi 2-3 với mật số cao bằng các loại thuốc chống lột xác.

Hiện tại bệnh VL, LXL đã xuất hiệt trên lúa HT sớm 2012 giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở tỉnh Đồng Tháp và có khuynh hướng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, do vậy đề nghị các địa phương cử cán bộ thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm nhổ bỏ và tiêu huỷ ngay cây lúa có triệu chứng nhiễm bệnh; quản lý tốt rầy trên ruộng nhằm hạn chế lây lan nguồn bệnh cho trà lúa HT chính vụ và HT muộn sắp tới.

- Bệnh đạo ôn lá phát triển ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, đặc biệt nhất là trên các chân ruộng sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón phân đạm nhiều ở đầu vụ. Những ruộng có bệnh đạo ôn xuất hiện kèm theo ngộ độc hữu cơ thì cây lúa sẽ chết nhanh. Khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời và phòng trừ bệnh sớm để đạt hiệu quả cao.

-Tiếp tục xuống giống vụ HT theo hướng tập trung, đồng loạt, né rầy ở các địa phương.

Ngoài các đối tượng trên cần lưu ý đến bọ trĩ, bọ phấn trắng sẽ tấn công cây lúa ở giai đoạn mạ-đẻ nhánh nhất là trên những ruộng khô thiếu nước; OBV trên lúa giai đoạn mạ; tăng cuờng lân và kali ngay từ đầu vụ nhằm hạn chế ngộc độc phèn, ngộc độc hữu cơ. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

KHUYẾN CÁO

- Đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông trên lúa: Beam 75WP phun khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đốm vằn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm, đốm nâu trên lúa: Carbenda supper 50SC, Catcat 250EC, Vali 3SL, 5SL.

- Bạc lá lúa do vi khuẩn, héo xanh rau: Bonny 4SL phun khi bệnh chớm xuất hiện.

- Mốc sương, phấn trắng, thán thư cà chua, khoai tây, khô cành rụng quả cà phê: Carbendar supper 50SC, Manozeb 80WP, Ridozeb 72WP.

- Bệnh nứt thân, xì mủ cao su, sương mai nhãn, chết nhanh tiêu: Ridozeb 72WP, Manozeb 80WP.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ, rầy chổng cánh trên cam quýt: Applaud 10WP, Altach 5EC, Oncol 20EC, Hopsan 75WP.

- Sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu keo, tuyến trùng lúa: Altach 5EC, Oncol 20EC, Oncol 5RG, Nurelle D25/2,5 EC.

- Trên ruộng vừa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân: dùng hỗn hợp Oncol 20EC + Altach 5EC.

- Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn lá hại rau màu, bọ xít: Oncol 20EC, Cyper 25EC, Altach 5EC.

- Nhện hại nhãn, vải; bọ cánh tơ hại chè, bọ trĩ trên cây trồng khác: Phun Takare 2EC.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 56443

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1276272

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58868327