22:35 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia súc ăn cỏ, giải pháp cứu ngành chăn nuôi

Thứ ba - 21/05/2019 08:44
Được đánh giá là ngành hàng có lợi thế nhưng đến nay, ngành chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ ở Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ cần tận dụng cơ hội phát triển, vươn lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

hà-tĩnh-phát-triển-chăn-nuôi-bò-thịt-chất-lượng-cao-ảnh-vũ-sinh.jpg
Hà Tĩnh phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Ảnh: Vũ Sinh

Nhiều dư địa phát triển

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018, sản lượng thịt gia súc ăn cỏ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và gia cầm. Sản lượng thịt gia súc ăn cỏ sản xuất trong nước chỉ chiếm 8,6% tổng sản lượng thịt các loại. Mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt Nam là 3,15 kg thịt xẻ/người/năm.

Số liệu của Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng đưa ra mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2010 mới đạt 15 kg/người/năm, không ngừng tăng lên qua các năm: Năm 2012 đạt 18 kg, 2015 đạt 23 kg, 2017 đạt 26 kg và 2018 đạt 27 kg. Dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa khoảng 28 lít/người/năm.

Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, mức tiêu thụ thịt bò của Việt Nam thấp hơn mức tiêu thụ thịt bò trung bình của thế giới  như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU). Mức tiêu thụ sữa của Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực như: Indonesia, Philippines nhưng thấp hơn nhiều mức tiêu thụ sữa trung bình của thế giới. Điều này cho thấy, ngành chăn nuôi bò thịt và ngành sữa Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa của nước ta phát triển tốt và đang dần tiệm cận các nước chăn nuôi bò sữa phát triển trên thế giới. Năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành sữa ước đạt 109.000 tỷ đồng  (khoảng 4.781 triệu USD). Dù Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 châu Á về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa nhưng sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu và hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sữa và sản phẩm sữa để phục vụ tiêu dùng trong nước. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 266 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018. Điều đó cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo đánh giá của đại diện Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ các năm tiếp theo có nhiều cơ hội phát triển, bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước về sản phẩm của gia súc ăn cỏ ngày càng tăng  do bùng nổ dân số Việt Nam từ 95 triệu dân năm 2019 lên khoảng 100 triệu dân vào năm 2025 và do đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với tăng trưởng cao về khách du lịch ở nước ta.

Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cũng tạo ra những cơ hội cho ngành chăn nuôi khi được tiếp cận công nghệ giống mới, sản phẩm mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến. Đầu vào của ngành chăn nuôi như con giống, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trang thiết bị, thuốc thú y,… sẽ giảm do bỏ hàng rào thuế quan.

Việc tiếp cận và tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương, hiệp định thương mại tự do đã và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

Đặc biệt, Luật Chăn nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật có hiệu lực từ năm 2020, sẽ tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

Hình thành “bản đồ” chăn nuôi

Theo ông Tống Xuân Chinh, quy mô đàn, năng suất và sản lượng sản phẩm gia súc ăn cỏ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian qua. Trong đó, tốc độ tăng về sản lượng của các sản phẩm luôn cao hơn tốc độ tăng quy mô đầu con, chứng tỏ năng suất chăn nuôi gia súc ăn cỏ ngày càng được cải thiện, điển hình là năng suất bò sữa của Việt Nam đã vượt xa các nước trong khu vực: năm 2018, năng suất bò sữa trung bình cả nước đạt trên 5.000kg/con/năm, trong đó nhiều trại lớn đạt 7.500-8000kg/chu kỳ. Chăn nuôi bò sữa cũng là một trong những lĩnh vực được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến và các tiêu chuẩn cao của quốc tế.

Nhiều tiến bộ kỹ thuật được nghiên cứu, cập nhật và chuyển giao cho sản xuất, nhất là tiến bộ kỹ thuật về giống, chuồng trại và thức ăn dinh dưỡng vật nuôi. Tỷ lệ bò lai, bò ngoại thuần trong sản xuất đại trà tăng cao, Việt Nam đã có mặt hầu hết các giống bò thịt chất lượng có khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới và các giống bò sữa, dê cao sản của thế giới; tỷ lệ thức ăn chăn nuôi qua chế biến, trong đó đặc biệt là kỹ thuật TMR (sử dụng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh) đã được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất đại trà; kỹ thuật chuồng trại, nhất là các kiểu chuồng chống nóng hiện đại cho các loại gia súc cao sản đã được phổ cập trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp ở hầu hết các địa phương... Tiến bộ kỹ thuật và sự đầu tư của người dân, doanh nghiệp đã làm thay đổi quan điểm và “bản đồ” của các loại vật nuôi, nhất là bò sữa, dê sữa và bò thịt chất lượng cao.

Đáng ghi nhận là, phương thức chăn nuôi đã có những thay đổi tích cực, hình thành nhiều chuỗi liên kết có hiệu quả trong sản xuất, điển hình là các chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò sữa hiện đang chiếm tỷ lệ liên kết gần 100%, cao nhất trong khu vực sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Từng bước hình thành ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa hiện đại so với khu vực và thế giới. Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa là một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư lớn nhất của ngành nông nghiệp hiện nay mà hầu hết là của tư nhân trong nước đầu tư. Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam được người tiêu dùng trong nước và nhiều nước trong khu vực tin dùng, nhất là thị trường Trung Quốc và các nước Trung Đông.

Tuy nhiên, đại diện Cục Chăn nuôi cũng thừa nhận, chăn nuôi gia súc ăn cỏ với quy mô nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Mặt khác, giá trị xuất khẩu thấp khiến ngành thiếu đi động lực để phát triển và sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm là những nút thắt cần phải được tháo gỡ kịp thời trong thời gian tới.

Hướng đến sản xuất hàng hóa

Để ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ phát triển, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có thêm các cơ chế, chính sách về đất đai, nguồn vốn cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp liên kết với các hộ chăn nuôi hướng đến sản xuất hàng hóa lớn.

Đặc biệt, dự báo sản xuất trên thế giới năm 2019 sẽ tăng 3% so với năm 2018 đạt mức 98,4 triệu tấn tấn thịt từ gia súc ăn cỏ. Đây là tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua, phần lớn do nhu cầu tăng tại Trung Quốc. Nhu cầu của Trung Quốc sẽ mạnh lên khi các ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi làm cho người tiêu dùng quay sang các nguồn protein khác.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp ở nhiều vùng với quá nửa số tỉnh trên cả nước phát hiện có ổ dịch thì chăn nuôi gia súc ăn cỏ có thể là một giải pháp giúp cân bằng sản lượng thịt phục vụ cho người tiêu dùng khi chắc chắn ngành chăn nuôi lợn sẽ khó có thể lấy lại “phong độ” trong ngày một ngày hai.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) gợi ý, các địa phương, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa phát triển thị trường nội địa vì dư địa còn khá lớn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ vẫn chưa được khai thác đúng mức, bởi sản lượng thịt mới chiếm khoảng 8%, trong khi thịt lợn chiếm đến 70%, gà 20%. “Ngành chăn nuôi đang chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô lớn với sức sản xuất 5,5 triệu tấn thịt, 11 tỷ quả trứng, 1 triệu tấn sữa, đáp ứng nhu cầu cơ bản của 100 triệu dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại nhiều nút thắt, đóng góp cho xuất khẩu còn thấp”, Bộ trưởng nhận định.

Bộ trưởng cũng đặt ra yêu cầu sớm tái cơ cấu ngành chăn nuôi gia súc lớn, coi đó là một yêu cầu cấp thiết. Và cần chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp, phù hợp với thực tế địa phương. Phát triển chăn nuôi gắn với chế biến đa dạng hóa, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gia súc ăn cỏ, hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến thịt, sữa, thuộc da, đáp ứng nhu cầu thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp.

 Đăng Quang /kinhtenongthon.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261


Hôm nayHôm nay : 61182

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1281011

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58873066