05:16 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hồ tiêu, điều mất dần vị thế "số 1" thế giới: Tìm cơ hội từ EVFTA

Thứ ba - 10/09/2019 09:13
Cả 2 ngành từng đứng số 1 trên thị trường xuất khẩu nông sản là hồ tiêu và điều đều đang giảm mạnh về giá trị xuất khẩu. Trong bối cảnh Việt Nam đã ký EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), 2 ngành này phải sớm đẩy nhanh tái cơ cấu, thúc đẩy sản xuất sạch thì mới có thể giữ vững vị thế.

Mất dần vị thế “số 1”

Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 8/2019 ước đạt 20.000 tấn, với giá trị đạt 50 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 220.000 tấn, tương đương 561 triệu USD, tăng 27,4% về khối lượng nhưng giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 2.556 USD/tấn, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2018.

 ho tieu, dieu mat dan vi the 'so 1' the gioi: tim co hoi tu evfta hinh anh 1

Sản xuất sạch giúp cây tiêu ở huyện Gò Quao (Kiên Giang) ít bị sâu bệnh hơn trước, năng suất tiêu cũng tăng, chi phí giảm. Ảnh:  N.Q

Với mặt hàng điều, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định thời gian tới giá điều nhân sẽ không thể tăng nhiều do nhu cầu mua của thị trường phương Tây tăng nhưng không mua dồn dập.

Giá điều nhân và thô trong thời gian tới sẽ ổn định và có xu hướng tăng, nhưng khó xảy ra khả năng giá tăng đột biến.

Việt Nam đã có 18 năm giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, và đã 4 năm hồ tiêu có tên trong câu lạc bộ nông sản trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên tới năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu chưa được 800 triệu USD vì cung vượt cầu, giá lao dốc.

Theo dự báo của Bộ NNPTNT, dự báo giá hồ tiêu năm 2019 và những năm tiếp theo vẫn trong xu hướng thấp vì sản lượng hồ tiêu toàn cầu sẽ  tiếp tục tăng, trong đó riêng của Việt Nam dự kiến đạt gần 300.000 tấn, do đó kim ngạch xuất khẩu sẽ khó có thể đạt con số 1 tỷ USD.

Sản lượng tiêu xuất khẩu liên tục tăng, nhưng giá trị ngày càng giảm, khiến cả nông dân và doanh nghiệp lo lắng.

Tại thị trường trong nước, giá hạt tiêu vẫn biến động giảm trong tháng 8/2019 và tính đến ngày 9/9, giá tiêu tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu đang giao dịch ở mức 43.000 – 44.000 đồng/kg; tại Gia Lai còn 42.000 đồng/kg (trong khi thời kì hoàng kim, có lúc giá tiêu đạt hơn 200.000 đồng/kg). Trong khi đó, áp lực dư cung trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục tăng khi 2 nước sản xuất lớn gồm Indonesia và Brazil đã bước vào vụ thu hoạch, và tồn kho của các nước sản xuất lớn vẫn còn nhiều.

Đối với ngành điều, trong tháng 8/2019, khối lượng điều nhân xuất khẩu khoảng 47.000 tấn với giá trị 322 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 287.000 tấn và giá trị 2,1 tỷ USD, tăng 18,8% về khối lượng nhưng giảm 7,3%  về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân là do giá hạt điều giảm mạnh tới 21,9% so với cùng kỳ khi chỉ đạt 7.468 USD/tấn.

Giá điều thô trong nước ở mức thấp, song từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải nhập tới 1,15 triệu tấn điều nguyên liệu từ Bờ Biển Ngà, Indonesia…, kim ngạch đạt 1,51 tỷ USD (tăng 29,6% về lượng và giảm 16,2% về giá trị).

Cụ thể, giá điều khô mua xô tại Bình Phước trong tháng 8 đã giảm từ 34.000 đồng/kg còn 31.000 đồng/kg, trước đó tuần giữa tháng, giá điều đạt mức cao 36.500 đồng/kg; tại Đồng Nai ổn định ở mức 6.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại thị trường Ấn Độ, bức tranh thị trường điều trái ngược khi giá các loại điều đều tăng. Cụ thể, điều nhân WW180 ở mức  14.931 USD/tấn, tăng 972,3 USD/tấn; điều nhân loại WW210 ở mức 13.195,5 USD/tấn, tăng 868 USD/tấn...

Tìm cơ hội ở đâu?

Trong khi xuất khẩu hồ tiêu sang hầu hết các thị trường đều giảm về giá trị thì đáng chú ý, xuất khẩu sang Đức lại tăng mạnh về cả khối lượng và giá trị. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tiêu sang Đức đạt 8.000 tấn, tương đương 23,4 triệu USD, tăng 53,3% về lượng và tăng 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Được biết, Đức tăng nhập khẩu tiêu để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu đang ngày càng phát triển tại nước này. Mặc dù mức tiêu dùng tiêu của Đức đã bắt đầu giảm từ năm 2013 nhưng nhập khẩu tiêu vẫn tăng khoảng 4%/năm trong giai đoạn 2014-2018.

“Trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì việc Việt Nam ký kết thành công EVFTA sẽ là cơ hội tốt cho ngành hồ tiêu thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là tiêu đã qua chế biến sang Đức và các nước trong EU. Việt Nam có thể gia tăng sức cạnh tranh trong khối EU so với các đối thủ ngoài EVFTA nhờ hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Hiện nay, EU đang áp dụng mức thuế suất 4% đối với mặt hàng tiêu xay nhập khẩu; sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế  suất này ngay lập tức sẽ được xóa bỏ đối với các sản phẩm tiêu nhập khẩu từ Việt Nam” - Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản nhận định. 

Một thuận lợi nữa là, trước đây, xuất khẩu tiêu sang EU phải đáp ứng tiêu chuẩn riêng của từng nước thì sau khi EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của toàn khối. Việt Nam cũng sẽ tận dụng được cơ hội để phát triển ngành chế biến hồ tiêu khi các nhà đầu tư EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ.

“Trong dài hạn, chất lượng sẽ là yếu tố quyết định lên giá hạt tiêu, do đó phải thay đổi tập quán sản xuất và kiên quyết giảm diện tích ở những nơi không phù hợp, năng suất kém. Phải giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tạo ra các sản phẩm tiêu đáp ứng được yêu cầu của EU và các thị trường khó tính khác. Đặc biệt, cần cải thiện năng lực chế biến, bởi dù cả nước có hơn 200 nhà máy chế biến hồ tiêu nhưng việc chế biến tinh lại rất khiêm tốn”- ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh.

Theo Thiên Hương/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/ho-tieu-dieu-mat-dan-vi-the-so-1-the-gioi-tim-co-hoi-tu-evfta-1012727.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 33535

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 796737

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59805060